Thời hạn tố tụng hình sự – tối đa trên 3 năm

Một vụ án hình sự, được bắt đầu bằng một Quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi có một Bản án có hiệu lực pháp luật của Cơ quan Tòa án tuyên bố một con người cụ thể là có tội hay không có tội. Khoảng thời gian giữa Quyết định khởi tố vụ án đến Bản án có hiệu lực pháp luật ta gọi đó là thời hạn tố tụng.

[lwptoc]

Trong bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thời hạn tố tụng được chia thành nhiều khoảng nhỏ của thời gian, có tên gọi và điểm bắt đầu kết thúc khác nhau. Trong mỗi khoảng nhỏ đó quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng (bao gồm: cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án) là khác nhau. Ngày hôm nay, chúng ta cùng nghiên cứu, xem thời hạn tố tụng của một vụ án hình sự thì có thể kéo dài trong bao lâu?.

Đọc thêm: Nội dung Công việc dịch vụ Luật sư tố tụng

THỜI HẠN TỐ TỤNG: ĐIỀU TRA DÀI ĐẾN 24 THÁNG

Để bắt đầu, chúng ta cần biết các loại tội danh trong Bộ luật hình sự hiện hành năm 2015, đều được chia thành bốn nhóm tội, gồm: tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.

thời hạn tố tụng

Tương ứng với đó là khoảng thời hạn tố tụng dài ngắn khác nhau phù hợp với tính chất nghiêm trọng của mỗi loại tội danh. Bạn có thể nghiên cứu nội dung này ở Điều 9 bộ luật hình sự năm 2015 về phân loại tội phạm.

Ở giai đoạn điều tra, được đánh dấu bắt đầu bằng một Quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi cơ quan điều tra thuộc cơ quan công an ra bản kết luận điều tra gửi cho viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng khác.

Trong giai đoạn này thời hạn điều tra ban đầu là 02 tháng cho loại tội ít nghiêm trọng; 03 tháng cho loại tội nghiêm trọng và 04 tháng cho cả hai loại tội là rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Tuy nhiên thời hạn điều tra có thể gia hạn kéo dài. Tùy theo từng loại tội, số lần gia hạn và thời gian gia hạn cũng khác nhau. Cụ thể:

  • Tội ít nghiêm trọng có thể gia hạn 01 lần thêm 02 tháng.
  • Tội nghiêm trọng có thể gia hạn 02 lần lần đầu thêm 03 tháng, lần hai thêm 02 tháng, tổng cộng là 05 tháng gia hạn;
  • Tội rất nghiêm trọng có thể gia hạn 02 lần mỗi lần thêm bốn tháng tổng cộng là tám tháng. Và,
  • Tội đặc biệt nghiêm trọng có thể gia hạn 03 lần mỗi lần thêm bốn tháng tổng cộng là 12 tháng.

Có 02 trường hợp đặc biệt, vụ án có thể được gia hạn thời hạn điều tra thêm lần 04 và lần 05 bao gồm:

  • Trường hợp của tội đặc biệt nghiêm trọng có tính chất phức tạp thì thời hạn điều tra có thể được gia hạn thêm lần thứ 4 thêm bốn tháng nữa; Và,
  • Đối với lại nhóm tội về xâm phạm an ninh quốc gia có thể gia hạn thêm một lần thứ 05 với thời hạn bốn tháng nữa.

Thời hạn tố tụng:điều tra

Như vậy, riêng thời hạn điều tra tối đa có thể kéo dài tối đa lên đến 24 tháng tức hai năm cho một vụ án xâm phạm an ninh quốc gia đặc biệt nghiêm trọng và có tính chất phức tạp. Hết thời hạn điều tra cơ quan điều tra phải ra kết luận điều tra và phải giao đến cho viện kiểm sát trong thời hạn là 02 ngày.

Toàn bộ nội dung này bạn có thể đọc và nghiên cứu tại điều 172 bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

THỜI HẠN TỐ TỤNG: TRUY TỐ CỦA VIỆN KIỂM SÁT

Tiếp sau giai đoạn điều tra là khoảng thời gian truy tố của Cơ quan Viện Kiểm sát (“VKS”). Kể từ ngày nhận được kết luận điều và hồ sơ vụ án, VKS có 20 ngày để truy tố đối với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; có 30 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Mặc dù ít hơn thời hạn điều tra, nhưng VKS cũng có quyền gia hạn thời hạn truy tố 1 lần với khoảng thời gian 10 ngày (tức 0,3 tháng) cho 02 loại tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng; 15 ngày (tức 0,5 tháng) cho rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là nội dung quy định tại Điều 240 Bộ luật tố tụng hình sự.

Tuy nhiên, thời gian truy tố, VKS có 02 lần thực hiện quyền trả lại hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, mỗi lần trả có thời hạn là 02 tháng. Tổng cộng tối đa là 04 tháng để điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố, áp dụng cho tất cả 04 nhóm tội (Ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng). Mọi người có thể đọc nội dung này tại khoản 2, Điều 174 Bộ luật tố tụng hình sự. Hệ quả là thời hạn truy tố của VKS có thể kéo dài lên đến 5,5 tháng tính từ ngày có kết luận điều tra.
Kết thúc khi VKS ra 1 bản Cáo trạng, cùng với hồ sơ vụ án chuyển sang Tòa án trong thời hạn từ 3 -10 ngày.

THỜI HẠN TỐ TỤNG: CHUẨN BỊ XÉT XỬ TẠI TÒA

Thời hạn xét xử được chia thành 02 cấp tòa, bao gồm xét xử sơ thẩm và xét xử Phúc thẩm. Theo quy định của Điều 277, Bộ luật tố tụng hình sự, thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày (01 tháng) cho tội ít nghiêm trọng; 45 ngày (1,5 tháng) cho tội nghiêm trọng; 02 tháng cho tội rất nghiêm trọng; và, 03 tháng cho tội đặc biệt nghiệm trọng.
Thời hạn được tính bắt đầu từ ngày Tòa án nhận được Cáo trạng và hồ sơ vụ án từ phía VKS.
Giống như VKS, Tòa án cũng có 01 lần gia hạn kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử từ 0,5 tháng (15 ngày) đối với tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; 30 ngày cho tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; có 02 lần trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung với thời hạn 1 tháng cho mỗi lần trả, áp dụng cho cả 04 nhóm tội.
Đây là nội dung quy định tại Điều 174 và Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự.
Như vậy thời hạn chuẩn bị xét xử có thể kéo dài tối đa lên đến 06 tháng và kết thúc khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

PHIÊN TOÀ SƠ THẨM

Theo quy định của khoản 3, Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự, Tòa án phải mở phiên tòa trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trừ trường bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì kéo dài đến 30 ngày. Tức tối đa có thể kéo dài từ 0,5 đến 01 tháng.
Phiên toàn thực tế cũng có thể bị hoãn, với thời hạn không quá 30 ngày (1 tháng) kể từ ngày có quyết định hoãn phiên toà – Điều 297 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

GIAI ĐOẠN XÉT XỬ PHÚC THẨM

Sau khi bản án được Tòa án sơ thẩm công bố. Bị cáo, Đương sự sẽ có 15 ngày (0,5 tháng) kháng cáo tính từ ngày tuyên án. Trường hợp họ vắng mặt thì sẽ tính từ ngày niêm yết bản án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Viện kiểm sát cũng có thời hạn từ 15 ngày – 30 ngày kháng nghị bản án.
Trường hợp bị cáo không kháng cáo, Viện kiểm sát không kháng nghị thì sau 01 tháng Bản án sơ thẩm chính thức phát sinh hiệu lực pháp luật, chấm dứt thời hạn tố tụng hình sự chuyển sang giai đoạn thi hành án theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2019.
Trường hợp sau 01 tháng, bản án có kháng cáo, kháng nghị, thì Tòa án sơ thẩm sẽ chuyển hồ sơ vụ án tới Tòa Phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày.
Việc giải quyết chính thức bước giai đoạn xét xử phúc thẩm.
Theo quy định của Điều 345, Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ kéo dài từ 60 ngày (02 tháng) đến 90 ngày (03 tháng) tùy theo cấp tòa thụ lý xét xử.
Như vậy, tính từ khi nhận được hồ sơ vụ án, Tòa Phúc thẩm sẽ có tối đa là 03 tháng (90 ngày) để mở phiên tòa phúc thẩm.

PHIÊN TOÀ PHÚC THẨM

Phiên tòa Phúc thẩm cũng có thể bị hoãn trong thời hạn 01 tháng (30 ngày) như tòa Sơ thẩm.
Theo quy định của Điều 355, Bộ luật tố tụng Hình sự, trong 05 hướng xử lý gồm:
1. Giữ nguyên bản án;
2. Sửa bản án
3. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm.

Trường hợp Tòa phúc thẩm tuyên bố giữ nguyên bản án sơ thẩm, sửa bản án, hủy bản án và đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ xét xử phúc thẩm, thì thời hạn tố tụng của vụ án đó được coi là chấm dứt. Tổng thời hạn tố tụng lúc sẽ dừng ở con số: 18 tháng đối với tội ít nghiêm trọng; 22,5 tháng đối với tội nghiêm trọng; 28 tháng với tội rất nghiêm trọng và 41 tháng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng.

tổng thời hạn tố tụng

Tuy nhiên, trường hợp Tòa phúc thẩm quyết định tuyên hủy bản án để điều tra lại từ đầu, thì vòng tố tụng lại quay về cấp sơ thẩm và bắt đầu lại với toàn bộ thời hạn và các mốc tố tụng theo quy định của pháp luật. Như vậy, về lý thuyết, thời hạn tố tụng sẽ liên tục được quay vòng nếu vụ án liên tục bị tuyên hủy để yêu cầu điều tra lại.

Đó là lý do tại sao, thực tế vẫn có những vụ án kéo dài trong 5 năm, 6 năm thậm chí là 8 năm vẫn chưa kết thúc được vụ án.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề