Dịch vụ đại diện đăng ký doanh nghiệp (03 nghiệp vụ chính)

Đăng ký doanh nghiệp là quá trình khai báo các thông tin trọng yếu của Doanh nghiệp như: thông tin về vốn, trụ sở chính, tên gọi, thành viên/cổ đông/chủ sở hữu, ngành nghề kinh doanh, loại hình hoạt động, thông tin thuế và các biến động khác trong quá trình kinh doanh với Cơ quan Nhà nước. Lý do đến từ việc Doanh nghiệp là một đối tượng quản lý quan trọng của pháp luật.

Và nếu bạn là một pháp chế trong Doanh nghiệp hoặc Luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý cho Doanh nghiệp sẽ không lạ lẫm gì đối với nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp. Nội dung sau sẽ mô chi tiết nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp trong thực tế.

SOẠN THẢO HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Tùy theo loại hình và thông tin dự định đăng ký mà mỗi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ khác nhau. Hiện tại có khoảng hơn 40 thủ tục đăng ký doanh nghiệp được chia thành 8 nhóm thông tin và 05 loại hình doanh nghiệp.

thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Và nhiệm vụ của người Luật sư hoặc pháp chế là phải nắm bắt đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật khi muốn đăng ký mới hoặc thay đổi các thông tin nêu trên. Từ đó, thực hiện nghiệp vụ xây dựng nội dung các văn kiện cần thiết như (Biên bản họp; Nghị quyết/quyết định; thông báo; danh sách; điều lệ .v.v) cho Doanh nghiệp.

Xem thêm: Hướng dẫn tăng vốn điều lệ từ A-Z

Trong một số tình huống, người luật sư hoặc người pháp chế còn phải lên phương án trình ký và phát hành hồ sơ sau quá trình soạn thảo, đảm bảo phù hợp với thực tế, đúng với quy định của pháp luật.

Hiện nay, các thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định chủ yếu ở 03 văn bản chính là: Luật Doanh nghiệp 2020; Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; Và, thông tư 01/2021/TT-BKHĐT về đăng ký doanh nghiệp.

ĐẠI DIỆN DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Theo quy định khoản 2, Điều 30 Luật doanh nghiệp 2020, Doanh nghiệp có nghĩa vụ thay đổi đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kề từ ngày có thay đổi, nếu không muốn bị xử phạt vi phạm hành chính.

Vì vậy, người Luật sư hoặc người pháp chế sau khi có hồ sơ thường sẽ đại diện cho doanh nghiệp để đi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Ở mỗi một vai trò (Luật sư/Pháp chế) thì thủ tục đại diện sẽ khách nhau.

Hiện nay, việc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể thực hiện theo hai cách: 1/. là đi nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp; hoặc 2/. là nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tuyến trên cổng đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp

Quá trình đại diện cho doanh nghiệp, Luật sư hoặc pháp chế còn phải giải quyết các yêu cầu về sửa chữa, bổ sung hoặc giải trình hồ sơ của Phòng đăng ký kinh doanh.

Và đôi lúc, bạn sẽ phải gặp phải tình huống phải lựa chọn giữa việc tuân thủ yêu cầu của Phòng đăng ký doanh cho được việc hay kiến nghị/khiếu nại để bảo vệ tính đúng đắn của hồ sơ và thực tế tại Doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp được kết thúc khi Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cập nhận thông tin thay đổi của doanh nghiệp.

quan ly dang ky kinh doanh

QUẢN TRỊ TOÀN BỘ THÔNG TIN VÀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Thông thường khi thuê dịch vụ thay đổi đăng ký doanh nghiệp, Doanh nghiệp sẽ chỉ được nhận đến giấy chứng nhận mới cập nhật thông tin thay đổi.

hồ sơ nội bộ

Tuy nhiên, Doanh nghiệp cũng cần phải biết ngoài các hồ sơ Đăng ký doanh nghiệp phải nộp tới cơ quan nhà nước, còn có các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cần xây dựng và lưu nội bộ như: Điều lệ; quyết định miễn nhiệm, bổ nhiệm các chức danh quản lý; sổ cổ đông/sổ thành viên; giấy chứng nhận sở hữu vốn góp/cổ phần, thông báo cử người đại diện quản lý vốn .v.v

Những hồ sơ này là rất quan trọng trong việc quản lý và quản trị thông tin, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cũng như chứng minh việc tuân thủ pháp luật về Doanh nghiệp.

Người Pháp chế trong doanhg nghiệp còn phải xây dựng biểu mẫu, bảng kiểm để cập nhật lưu trữ toàn bộ lịch sử quá trình thay đổi đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp qua các lần thay đổi.

DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY LUẬT HOA LONG

Công ty Luật Hoa Long với kinh nghiệm quản lý thông tin đăng ký kinh doanh của nhiều doanh nghiệp khách hàng, sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký kinh doanh với các nội dung công việc cụ thể sau:

  1. Tư vấn thực hiện các nghiệp vụ đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp như thành lập mới, thay đổi vốn, chuyển nhượng vốn, thay đổi trụ sở, thông tin thuế .v.v.;
  2. Rà soát, khôi phục và quản lý tổng thể thông tin đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp qua các lần thay đổi;
  3. Tư vấn thực hiện các sự kiện quản trị trong doanh nghiệp như: họp Hội đồng thành viên; Hội đồng quản trị; Đại hội đồng cổ đông (thường niên hoặc bất thường) .v.v’
  4. Tư vấn xây dựng, thẩm định các tài liệu pháp lý trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh như Điều lệ, quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; quy chế kiểm phiếu, bầu dồn phiếu; xây dựng chương trình họp Hội đồng thành viên; Hội đồng quản trị; Đại hội đồng cổ đông.
  5. Và các yêu cầu công việc khác của Doanh nghiệp.

Trân trọng./.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề