Thứ hai, Tháng sáu 23, 2025

Tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân, đồng thời là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, Chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn có thể  thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp, nhưng không có điều lệ công ty

VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

  1. Vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp tư nhân tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đưa vào doanh nghiệp, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác .
  2. Toàn bộ vốn phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đọc thêm: vốn chủ sở hữu đưa vào doanh nghiệp sau khi thành lập

ƯU ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

– Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất  nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định bất cứ vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác, các loại hình có quy mô lớn hơn.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

– Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp.

ĐIỀU KIỆN THÀNH LÂP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân khi có đủ các điều kiện sau:

  1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
  2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật;
  3. Có trụ sở chính theo quy định của pháp luật;
  4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
  5. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
  6. Chủ doanh nghiệp không đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân khác hoặc chủ hộ kinh doanh hoặc làmthành viên hợp danh công ty hợp danh.

Điều kiện riêng đối với doanh nghiệp tư nhân 

  1. Do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu;
  2. Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ 1 doanh nghiệp tư nhân.

THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Chủ doanh nghiệp chỉ phải nộp duy nhất giấy đề nghị cấp đăng ký kinh doanh doanh nghiệp tư nhân theo mẫu và giấy tờ định danh của chủ doanh nghiệp (CMND, hộ chiếu).

Tư vấn Luật

Đọc thêm

Cùng chủ đề

Quan điểm bảo vệ trong vụ án tranh chấp đất đai 300m2 đất chồng lấn

Quan điểm bảo vệ là tài liệu ghi nhận ý kiến bảo vệ của Luật sư cho một bên đương sự khi tham gia tố tụng. Việc xây dựng quan điểm bảo vệ giúp Luật sư cụ thể hóa ý kiến, có bản tài liệu để cung cấp tới...

Chuẩn bị ly hôn – 5 hành động cần thực hiện

Chuẩn bị ly hôn là công tác cần thiết trước khi hành động cắt đứt một quan hệ gia đình. Sự đổ vỡ của hôn nhân sẽ đem lại nhiều hệ lụy về tiền bạc, tình cảm..

20 hướng dẫn của công văn 212/TANDTC-PC

Dưới đây là bảng tóm tắt nội dung Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13-9-2019 của Tòa án nhân dân tối cao, bao gồm các vấn đề được hướng dẫn, nội dung hướng dẫn và căn cứ pháp lý áp dụng: STT Các vấn đề được hướng dẫn Nội dung hướng dẫn Căn cứ...

20 nội dung chính của Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03/04/2019

Công văn số 64/TANDTC-PC của Tòa án nhân dân tối cao phát hành vào ngày 03/04/2019, ghi nhận các nội dung hướng dẫn về một số vướng mắc trong tố tụng. NỘI DUNG CHÍNH CÔNG VĂN 64/TANDTC-PC Bảng dưới đây là tóm lược các nội dung chính của Công văn do...

8 trường hợp không được đăng ký sang tên sổ đỏ

"Sang tên Sổ đỏ" trong luật gọi là đăng ký biến động quyền sử dụng đất là quá trình thay đổi thông tin người sử dụng đất từ người này sang người khác, được thể hiện qua việc thay đổi thông tin chủ sử dụng đất trên Sổ đỏ (Giấy...

1 số quy định bảo vệ ranh giới thực địa giữa hai thửa đất

Để bảo vệ phần ranh giới tự nhiên (ranh giới thực địa) giữa hai thửa đất, bạn có thể xem xét vận dụng các quy phạm pháp luật dưới đây: Đọc thêm: Tranh chấp về ranh giới thửa đất Điều 175 Bộ luật dân sự 2015 bảo vệ ranh giới thực...

Giải quyết tranh chấp đất đai về ranh giới thửa đất – 8 việc quan trọng cần làm

Ranh Giới Thửa Đất và Ý Nghĩa Pháp Lý Ranh giới thửa đất là đường giới hạn xác định phạm vi quyền sử dụng đất của một cá nhân hoặc tổ chức. Ranh giới này có thể được mô tả rõ ràng trên thực địa hoặc ghi nhận trong hồ...