Danh mục Dự án Quốc hội chấp thuận chủ trương

Date:

Share post:

Chủ trương đầu tư là một trong những bước đầu để triển khai Dự án có quy mô vốn lớn. Tùy từng nguồn vốn đầu tư mà chủ trương đầu tư được chấp thuận hoặc quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền.

Quốc hội là cơ quan có quyền lực Nhà nước cao nhất, trong thẩm quyền của mình sẽ chấp thuận/quyết định chủ trương đối với những loại dự án sau:

Xem thêm:

  1. Trình tự đầu tư dự án PPP
  2. Tổng quan Pháp luật đầu tư 

DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH

Theo quy định của Điều 30 Luật Đầu tư 2020, Quốc hội chấp thuận chủ trương với:
1. Nhà máy điện hạt nhân;
2. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng từ 50 ha trở lên;
3. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên;
4. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ biên giới từ 50 ha trở lên;
5. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ chắn gió từ 500 ha trở lên;
6. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng chắn cát bay từ 500 ha trở lên;
7. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ chắn sóng từ 500 ha trở lên;
8. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng lấn biển từ 500 ha trở lên;
9. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;
10. Dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;
11. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi;
12. Dự án đầu tư có yêu cầu di dân tái định cư từ 50.000 người trở lên ở vùng khác;
13. Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

* Lưu ý: yếu tố quy mô “từ 50 ha trở lên” và “từ 500 ha trở lên” là yêu cầu bắt buộc của các dự án có liên quan đến quyền sử dụng đất.

Trong lĩnh vực hợp tác công tư (PPP) và Đầu tư công, thuật ngữ “chấp thuận chủ trương đầu tư” được thay thế bằng “quyết định chủ trương đầu tư“. Và ngoài 13 dự án nêu trên, Quốc hội còn quyết định chủ trương đối với:
14. Dự án có sử dụng vốn đầu tư công tư 10.000 tỷ đồng trở lên;
15. Dự án quan trọng quốc gia.
Thủ tục chấp thuận/quyết định chủ trương đầu tư bởi Quốc hội là một thủ tục đầu tư phức tạp, tốn nhiều công sức mới có thể hoàn thành. Vì vậy, quy định về thẩm quyền thường được các Chủ đầu tư xem xét rất kỹ trước khi triển khai các bước chuẩn bị cho Dự án.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Bài Viết Liên Quan

Ranh giới thửa đất thực địa và tại hồ sơ: 3 vấn đề cần giải quyết

Ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng yên ổn. Việc sử dụng đất có Giấy chứng nhận...

TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỰ, VỤ

Tư vấn pháp luật từ xa thường được áp dụng cho các sự, vụ nhỏ lẻ, nhằm mục...

4 trọng yếu khi tư vấn Pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật cho Doanh nghiệp là việc liên tục cung cấp các quy định pháp luật...

Dự án chấp thuận chủ trương bởi Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất. Trong phạm vi thẩm...

Giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là các giao dịch kinh tế giữa các Doanh nghiệp có mối quan hệ...