Phân loại doanh nghiệp

Doanh nghiệp được định nghĩa tại khoản 7 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trường.

Như vậy, theo định nghĩa của Nhà nước, thì Doanh nghiệp được xác định bởi 04 đấu hiệu chính là: có tài sản riêng, có tên riêng, có trụ sở ổn địnhcó đăng ký kinh doanh.

Bạn nên nhớ các dấu hiệu này để có thể nhận diện một chủ thể kinh tế là doanh nghiệp hay không phải là doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp với hợp tác xã, với đơn vị sự nghiệp công lập có thu, tổ chức xã hội nghề nghiệp .v.v.

PHÂN LOẠI DOANH NGHIỆP

Tùy từng mục đích khác nhau mà doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu chính khách nhau. Thông dụng nhất, thường thấy là phân loại doanh nghiệp theo tiêu chí: loại hình pháp lý của doanh nghiệp. Theo tiêu chí này doanh nghiệp được chia thành:

  1. Doanh nghiệp tư nhân
  2. Doanh nghiệp hợp danh
  3. Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn.
    1. Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
    2. Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
  4. Doanh nghiệp cổ phần

Phân loại theo tiêu chí loại hình pháp lý của Doanh nghiệp là nhằm để xác định chế độ pháp lý (quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ cấu hoạt động.v.v. ) và những yêu cầu, thủ tục pháp lý cần thực hiện đối với từng loại hình doanh nghiệp.

Ví dụ: doanh nghiệp tư nhân thì có cơ cấu hoạt động cũng như quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý khác với doanh nghiệp hoạt động theo loại hình trách nhiệm hữu hạn.

Phân loại doanh nghiệp theo quy mô hoạt động.

Theo tiêu chí này, doanh nghiệp được chia thành:

  • Doanh nghiệp siêu nhỏ
  • Doanh nghiệp nhỏ
  • Doanh nghiệp vừa
  • Doanh nghiệp lớn

Cụ thể như sau:

DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa DN lớn
 Nghành nghề hoạt động Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động  
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người Phần còn lại
II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người Phần còn lại
III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người Phần còn lại

Ngoài ra xét theo tiêu chí quy mô, thì còn một loại nữa là “tập đoàn kinh tế”, được xác định là tập hợp một nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và công ty liên kết.

Mục đích để phân loại này, một phần cũng là để xác định những quyền lợi pháp lý của mỗi đối tượng doanh nghiệp. Song một lý do quan trọng, mà tôi thấy thường sử dụng là để xác định chế độ kế toán cho Doanh nghiệp.

Theo đó, đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ được lựa chọn thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 26 tháng 8 năm 2016 hoặc theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Đối với doanh nghiệp không phải nhỏ và vừa, thì phải áp dụng thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Ngoài ra cũng nhiều tiêu chí khác để phân loại doanh nghiệp như:

Dựa trên đối tượng sở hữu vốn của Doanh nghiệp phân thành: doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Dựa trên nghành nghề hoạt động, phân thành: doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực có điều kiện hoặc trong lĩnh vực không có điều kiện.

Nói chung tùy từng mục đích mà ta sẽ phân loại doanh nghiệp theo những tiêu chí tương ứng, nhằm thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá hoặc điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề