Phân cấp công trình xây dựng

Phân cấp công trình nhằm mục đích?

Cấp công trình là nội dung cần được xác định, với mục đích:

  1. Xác định thẩm quyền cơ quan chuyên môn về xây dựng sẽ thẩm định thiết kế xây dựng và kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công.
  2. Phân hạng năng lực hoạt động của Tổ chức, cá nhân để cấp chứng chỉ năng lực và chứng chí hàng nghề tương ứng.
  3. Công bố thông tin năng lực hoạt động xây dựng.
  4. Việc tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc.
  5. Xác định mức ảnh hưởng đến an toàn công động
  6. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
  7. Việc đánh giá an toàn trong quá trình khai thức sử dụng
  8. Xác định sự cố công trình và thẩm quyền giải quyết sự cố công trình
  9. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
  10. Thời hạn và mức tiền bảo hành công trình
  11. Quy trình bảo trì.

Khoản 1, Khoản 2, Điều 3, Thông tư 03/2016/TT-BXD.

Phân cấp công trình theo tiêu chí gì?

Việc phân cấp công trình được xác định theo các đặc điểm sau:

  1. Theo quy mô công suất hoặc tầm quan trọng của công trình xây dựng
  2. Theo quy mô kết cấu của công trình xây dựng

Về nguyên lý, công trình sẽ được ưu tiên phân cấp theo quy mô công suất, tầm quan trọng của công trình (được liệt kê tại Phụ lục 01, Thông tư 03/2016/TT-BXD).
Trường hợp công trình không có tên trong Phụ lục 01 (về quy mô công suất, tầm quan trọng) thì mới áp dụng cho yếu tố quy mô kết cấu của công trình (được kê tại Phụ lục 02, Thông tư 03/2016/TT-BXD).

Nội dung phân cấp công trình

Việc phân cấp công trình được thông kê tại 02 Phụ lục (01, 02) của Thông tư 03/2016/TT-BXD. Trong đó, các công trình được chia thành các loại cụ thể sau:
PHỤ LỤC 01: PHÂN THEO YẾU TỐ QUY MÔ CÔNG SUẤT HOẶC TẦM QUAN TRỌNG

Các công trình dân dụng, gồm:

1.     Công trình giáo dục
2.     Công trình y tế
3.     Công trình thể thao
4.     Công trình chợ
5.     Công trình Nhà ga
6.     Trụ sở cơ quan Nhà nước và tổ chức kinh tế

Các công trình công nghiệp

1.     Sản xuất vật liệu xây dựng (mỏ cát, đá, sét, sản xuất xi măng..)
2.     Luyện kim và cơ khi chế tạo
3.     Khai thác mỏ và chế biến khoáng sản
4.     Dầu khí
5.     Năng lượng
6.     Hóa chất
7.     Công nghiệp nhẹ

Các công trình hạ tầng kỹ thuật

1.     Cấp nước
2.     Thoát nước
3.     Xử lý chất thải rắn
4.     Hệ thống chiếu sáng công cộng
5.     Công viên cây xanh
6.     Nghĩa trang
7.     Nhà tang lễ
8.     Cơ sở hỏa táng
9.     Nhà để xe ô tô; sân bãi để xe, máy móc, thiết bị

Công trình giao thông

1.     Đường bộ
2.     Đường sắt
3.     Cầu
4.     Hầm
5.     Đường thủy nội địa
6.     Hàng hải
7.     Hàng không

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

  1. Công trình thủy lợi
  2. Công trình đê điều

PHỤ LỤC 02: PHÂN THEO QUY MÔ KẾT CẤU CỦA CÔNG TRÌNH

(chỉ áp dụng khi không có tiêu chí tại Phụ lục 01).

  1. Công trình nhà hoặc có kết cấu dạng nhà
  2. Kết cấu dạng cột, trụ, tháp
  3. Tuyến cáp treo vận chuyển người
  4. Kết cấu dạng bể chứa, silo
  5. Cầu
  6. Hầm
  7. Tường chắn
  8. Đập và các công trình thủy lợi, thủy điện chịu áp khác
  9. Tuyến ống/cống
  10. Cảng biển
  11. Cảng đường thủy nội địa
  12. Âu tàu
  13. Kết cấu quy mô nhỏ, lẻ khác

Tùy theo loại công trình trong từng loại dự án mà Chủ đầu tư sẽ tra cứu xác định loại công trình, cấp công trình tương ứng với các nội dung quy định tại Phụ lục 01 hoặc 02 của Thông tư 03/2016/TT-BXD.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề