Bản đồ địa chính- giá trị pháp lý?

Khi thu hồi đất và tính toán chế độ bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người sử dụng đất,  “Bản đồ địa chính” được sử dụng để xác định chủ sử dụng và loại đất sử dụng. Câu hỏi đặt ra, Bản đồ địa chính có đủ giá trị pháp lý để làm căn cứ xác định chủ sử dụng hay loại đất sử dụng?.

Giá trị pháp lý của bản đồ địa chính theo quy định của pháp luật đất đai

Theo khoản 4, Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Tức, Bản đồ địa chính chỉ có thể hiện các thửa đất và thông tin về các yếu tố địa lý của thửa đất, không thể hiện thông tin pháp lý về người sử dụng hợp pháp của thửa đất.

Chứng minh người có quyền sử dụng đất loại đất sử dụng

Đọc thêm: 

Việc xác định tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng thửa đất phải căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì căn cứ vào các giấy tờ theo quy định của Điều 100 Luật Đất đai 2013.

Còn việc xác định loại đất cũng không được căn cứ trên bản đồ địa chính, mà dựa trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ về nguồn gốc đất theo quy định của Điều 100 Luật Đất đai hoặc Quyết định giao đất, cho thuê đất của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Điều 11 Luật đất đai 2013).

Cơ quan Nhà nước đã có ý kiến rằng tại Điều 96, Luật Đất đai 2013 quy định: Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Theo đó, Bản đồ địa chính là một thành phần của Hồ sơ địa chính, nên đủ giá trị để chứng minh về các vấn đề chủ sử dụng đất và loại đất sử dụng.

Tuy nhiên, Điều 4 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT lại xác định, thành phần của Hồ sơ địa chính gồm có:

  1. Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai;
  2. Sổ địa chính;
  3. Bản lưu Giấy chứng nhận.

Khi đó, một Hồ sơ địa chính khi đầy đủ các thành phần nêu trên mới đủ giá trị để chứng minh các vấn đề theo quy định của Điều 96 Luật Đất đai 2013.

Vấn đề Chủ sử dụng đất và loại đất sử dụng đất phải căn cứ trên các giấy tờ theo quy định của Điều 11 và Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Trường hợp có nhiều giấy tờ với nội dung hiển thị mâu thuẫn nhau thì phải căn cứ trên giấy tờ có thời gian tạo lập sớm nhất.

Đây là tình huống mà Cơ quan Nhà nước đã sử dụng bản đồ địa chính thay cho giá trị pháp lý của giấy tờ về nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của Điều 100 Luật Đất đai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề