Xây dựng mẫu Hợp đồng thi công xây dựng công trình

Bài 1: Định hướng chung khi xây dựng Hợp đồng thi công mẫu.

Hợp đồng thi công là gì?

Theo điểm b, khoản 2 Điều 140 Luật Xây dựng, Hợp đồng thi công xây dựng là một loại hợp đồng phát sinh trong lĩnh vực xây dựng. Theo quy định của Điều 138, Luật Xây dựng thì hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.Định nghĩa tại Điều 138 về Hợp đồng xây dựng dường như bó hẹp phạm vi chủ thể được ký kết hợp đồng xây dựng. Bởi hai bên giao thầu và nhận thầu chỉ xuất hiện trong hoạt động thầu xây dựng theo Luật đấu thầu.
Nhưng hoạt đồng thầu xây dựng không phải là bắt buộc trong mọi quá trình đầu tư xây dựng công trình.

Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng thi công xây dựng

Do là một loại trong các dạng hợp đồng xây dựng, nên theo quy định của Điều 139 Luật Xây dựng, Hợp đồng thi công xây dựng chỉ có hiệu lực khi:

  • Người ký kết hợp đồng đủ năng lực hành vi và có thẩm quyền.
  • Đảm bảo các nguyên tắc giao kết hợp đồng tại khoản 2 Điều 138 Luật xây dựng (tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật, đủ vốn, đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán).
  • Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động và hành nghề xây dựng.

Định hướng soạn thảo xây dựng Hợp đồng thi công mẫu

Tại một dự án đầu tư xây dựng, việc ký kết các hợp đồng thi công xây dựng là thường xuyên, dù là trong cùng 1 dự án thì công tác thi công xây dựng cũng thường được chia nhỏ ra thành nhiều gói thầu khác nhau, phân cho từng Nhà thầu riêng rẽ.
Mặt khác, hoạt động thi công xây dựng là một hoạt động phức tạp, kéo dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên nhiều nội dung phải được các bên thỏa thuận, phân chia trách nhiệm rõ ràng. Điều này làm cho hợp đồng xây dựng thi công thường có nhiều nội dùng, kéo dài đến hàng mấy chục trang.
Vì vậy, Chủ đầu tư, Tổng thầu (nhà thầu chính) hoặc thậm chí cả các Nhà thầu lớn thường xuyên tiến hành hoạt động thi công xây dựng cũng cần một bộ mẫu hợp đồng thi công để áp dụng chung, tránh mất thời gian xây dựng cho mỗi lần cần ký kết hợp đồng thi công xây dựng.
Về định hướng chung, thì hợp đồng thi công xây dựng được xây dựng thành 02 phần, gồm: phần chung và phần cụ thể:

  • Phần điều kiện chung là các điều khoản được thỏa thuận áp dụng lập đi lập lại, giống nhau cho mọi loại công trình, dự án xây dựng. Ví dụ như các điều khoản về định nghĩa, quyền nghĩa vụ các bên trong quá trình thi công, sự kiện bất khả kháng, xử lý sự cố.
  • Phần điều kiện riêng là các điều khoản thỏa thuận được áp dụng cụ thể cho từng trường hợp Dự án, từng công trình hoặc từng gói thầu thi công xây dựng. Có thể nhắc đến như điều khoản về các bên ký kết hợp đồng, điều khoản về thông tin dự án.

Về căn cứ xây dựng nên nội dung hợp đồng thi công, thì là dựa trên sự thỏa thuận của các bên, pháp luật việt nam, ngoài ra còn tham khảo các nội dung của bộ hợp đồng mẫu (Fidic) trong lĩnh vực xây dựng.

Các nội dung cần có trong một hợp đồng thi công 

Dưới góc độ pháp lý, tại Điều 141, Luật xây dựng 2014 định hướng một hợp đồng xây dựng cần có các nội dung điều khoản sau:
1. Căn cứ pháp lý áp dụng;
2. Ngôn ngữ áp dụng;
3. Nội dung và khối lượng công việc;
4. Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
5. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
6. Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
7. Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
8. Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
9. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
10. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
11. Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
12. Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
13. Rủi ro và bất khả kháng;
14. Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
15. Các nội dung khác.
Tại Nghị định 37/2017/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số nội dung trong một bản hợp đồng xây dựng, gồm có:
1. Mục thông tin hợp đồng
2. Căn cứ ký kết hợp đồng xây dựng
3. Luật và ngôn ngữ áp dụng
4. Nội dung và khối lượng công việc của Hợp đồng xây dựng
5. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm
6. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng
7. Giá hợp đồng xây dựng và điều kiện áp dụng
8. Bảo đảm thực hiện hợp đồng xây dựng
9. Bảo đảm thanh toán Hợp đồng
10. Tạm ứng
11. Thanh toán
12. Hồ sơ thanh toán hợp đồng
13. Đồng tiền và hình thức thanh toán
14. Thanh lý hợp đồng xây dựng
15. Quyền và nghĩa vụ chung của Bên giao thầu và nhận thầu
16. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng bên (Bên nhận thầu tư vấn; giao, nhận thầu thi công xây dựng; giao, nhận thầu cung cấp thiết bị công nghệ; giao, nhận EPC; giao nhận thầu hợp đồng chìa khóa trao tay).
17. Điều chỉnh hợp đồng
18. Tạm dừng, chấm dứt, thưởng phạt hợp đồng
19. Khiếu nại và giải quyết tranh chấp hợp đồng
20. Bảo hiểm
21. Bảo hành
22. Hợp đồng thầu phụ
23. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
24. Điện, nước và an ninh công trình
25. Vận chuyển thiết bị công nghệ
26. Rủi ro và bất khả kháng
Đến ngày 10/03/2016, Bộ Xây dựng có Thông tư 09/2016/TT-BXD hướng dẫn chi tiết về nội dung Hợp đồng thi công xây dựng công trình, gồm:
1. Nội dung và khối lượng công việc của Hợp đồng thi công
2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng thi công
3. Quản lý thực hiện hợp đồng thi công
4. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng thi công
5. giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán Hợp đồng thi công
6. Điều chỉnh Hợp đồng thi công
7. Bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng thi công
8. Hợp đồng thầu phụ
9. Rủi ro và bất khả kháng
10. Hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng
Đồng thời, Thông tư 09 ban hành bản hợp đồng thi công xây dựng với 25 điều khoản mẫu và 05 Phụ lục hợp đồng để tham khảo. Cụ thể gồm:
PHẦN 1 – CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
PHẦN 2 – CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG
Điều 1. Các định nghĩa và diễn giải
Điều 2. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên
Điều 3. Luật và ngôn ngữ sử dụng
Điều 4. Bảo đảm thực hiện và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
Điều 5. Nội dung và khối lượng công việc:
Điều 6. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm Hợp đồng thi công xây dựng:
Điều 7. Thời gian và tiến độ thực hiện Hợp đồng:
Điều 8. Giá Hợp đồng, tạm ứng và thanh toán
Điều 9. Điều chỉnh giá hợp đồng
Điều 10. Quyền và nghĩa vụ chung của chủ đầu tư Bên giao thầu
Điều 11. Quyền và nghĩa vụ chung của Bên nhận thầu
Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thầu tư vấn (áp dụng đối với trường hợp Bên giao thầu ký hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án)
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận thầu tư vấn (áp dụng đối với trường hợp Bên giao thầu ký hợp đồng thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng)
Điều 14. Nhà thầu phụ
Điều 15. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ
Điều 16. Điện, nước và an ninh công trường
Điều 17. Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Bên giao thầu
Điều 18. Tạm ngừng và chấm dứt Hợp đồng bởi Bên nhận thầu
Điều 19. Bảo hiểm và bảo hành
Điều 20. Rủi ro và Bất khả kháng
Điều 21. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng
Điều 22. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp
Điều 23. Quyết toán và thanh lý Hợp đồng
Điều 24. Hiệu lực của Hợp đồng
Điều 25. Điều Khoản chung
PHỤ LỤC 1: Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán
PHỤ LỤC 2: Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng
PHỤ LỤC 3: Bảng xác định đơn giá điều chỉnh theo Quy định của Hợp đồng.
PHỤ LỤC 4: Bảng xác định khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng
PHỤ LỤC 5: Yêu cầu/kiến nghị.

Phần 2: các điều khoản cụ thể – Điều khoản nội dung khối lượng công việc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề