Pháp luật đầu tư – Tổng quan

Pháp luật đầu tư và hoạt động đầu tư

Hoạt động đầu tư

Khi người ta quyết định bỏ tiền/tài sản của mình ra để thực hiện 1 hoạt động cụ thể với mục tìm kiếm sự gia tăng lượng tiền/tài sản thu về so với lượng bỏ ra ban đầu thì ta gọi đó là hoạt động đầu tư. Hiểu một cách đơn giải: Đầu tư là việc bỏ tiền. Còn người bỏ tiền gọi là Nhà đầu tư.

Pháp luật đầu tư

Vốn dĩ việc bạn làm gì, quyết gì với đồng tiền/tài sản của bạn thuộc quyền tự chủ của mình, chẳng liên quan đến Nhà nước – với tư cách là 1 chủ thể quản lý xã hội. Tuy nhiên, khi lượng vốn (tiền/tài sản) bạn bỏ ra đủ lớn, hoạt động dự kiến triển khai đủ tạo ra những tác động không nhỏ đến đời sống xã hội, con người dân cư của cả một khu vực, thì câu chuyện lại khác. Để đảm bảo hạn chế những tiêu cực của hoạt động đầu tư quy mô lớn, quản lý và khuyến khích những điều tích cực, Nhà nước đã đưa hoạt động đầu tư vào trong phạm vi quản lý của mình. Và với công cụ pháp luật, Nhà nước quy định, rằng buộc các chủ thể trong xã hội của mình phải biết, phải hiểu và phải thực hiện những công việc cụ thể khi tiến hành hoạt động đầu tư (bao gồm trước, trong và sau khi đầu tư).

Như vậy, Pháp luật đầu tư ra đời với ý nghĩa nêu trên.

Pháp luật đầu tư – Đối tượng điều chỉnh 

Pháp luật sinh ra là để điều chỉnh các mối quan hệ giữa các chủ thể. Nên, Pháp luật đầu tư là công cụ để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình đầu tư, bao gồm:

  1. Nhà đầu tư: người bỏ tiền ra đầu tư
  2. Cơ quan Nhà nước quản lý về đầu tư: bảo đảm cân hoạt động đầu tư đem lại sự tích cực cho xã hội, cân bằng lợi ích Nhà đầu tư với lợi ích xã hội v.v.

Với hai chủ thể trên đã làm phát sinh 03 mối quan hệ, gồm:

  1. Giữa các nhà đầu tư với nhau (tranh chấp, bất đồng quyền lợi .v.v).
  2. Giữa Nhà đầu tư với Cơ quan Nhà nước về đầu tư.
  3. Giữa các cơ quan Nhà nước với nhau trong quá trình quản lý hoạt động đầu tư hoặc thậm chí là tự tiến hành hoạt động đầu tư của Nhà nước.

Về sau, Pháp luật đưa thêm người cho nhà đầu tư vay (nhắm đến chủ yếu là các Ngân hàng). Sự tương tác của các chủ thể  trên là đối tượng điều chỉnh Pháp Luật đầu tư.

Đọc thêm:

Pháp luật đầu tư – Sơ lược nội dung điều chỉnh

Trước hết, bạn cần biết Pháp luật Việt Nam hiện có 02 hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động đầu tư, gồm:

  1. Luật Đầu tư 67/2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành (điều chỉnh chủ yếu hoạt động đầu tư kinh doanh).
  2. Luật đầu tư Công 43/2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành (điều chỉnh hoạt động đầu tư với vốn có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước). Tiến tới Luật đầu tư Công năm 2019 sẽ có hiệu lực thay thế.

Ngoài ra, còn một hoạt động đầu tư lai giữa Nhà đầu tư dân sự với Nhà nước. Ta gọi là hoạt động hợp tác Công – Tư (PPP). Hoạt động này, hiện vẫn nằm trong phạm vi của Luật đầu tư kinh doanh 67/2014. Hiện đã có dự thảo tách riêng hoạt động hợp tác Công – Tư ra thành 1 Luật riêng, nhưng mới dừng ở mức dự thảo. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động đầu tư được thể hiện ở mấy hướng đi sau:

  1. Nhận diện, phân loại các hoạt động đầu tư. Từ đó, đặt ra các trình tự, thủ tục để Nhà đầu tư khai báo, xin phép Nhà nước trước khi đầu tư. Cùng các sự biến phát sinh trong quá trình triển khai đầu tư.
  2. Đặt ra những ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích đầu tư và ngược lại cũng đặt ra các hoạt động đầu tư bị cấm hoặc chỉ đầu tư khi đủ điều kiện.
  3. Đặt ra cơ chế tương tác giữa Nhà đầu tư với Cơ quan Nhà nước và ngược lại (báo cáo, thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm).

Pháp luật về đầu tư hiện tại tập trung nhiều đến việc điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà đầu tư với Cơ quan Nhà nước. Còn quan hệ giữa các Nhà đầu tư với nhau thì dường như Pháp luật “thả” cho các Nhà đầu tư tự xác lập với nhau qua cơ chế hợp đồng, tất nhiên cũng còn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề