Dư án đầu tư trong Pháp luật Việt Nam

Dự án theo định nghĩa tại khoản 2, Điều 3, Luật đầu tư 2014 là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Và hiện nay, tùy theo mục đích mà dự án được phân loại theo những tiêu chí khác nhau.

  1. Trước theo phạm vi đầu tư, dự án được phân chia thành: Dự án đầu tư mở rộng và dự án đầu tư mới.
    1. Dự án đầu tư mở rộng là là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường. (khoản 3, Điều 3, Luật Đầu tư 2014).
    2. Dự án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. (khoản 4, Điều 3, Luật Đầu tư 2014).
  2. Phân loại theo hình thức đầu tư, dự án được phân chia thành:
    1. Dự án đầu tư có thành lập tổ chức kinh tế (Điều 22, Luật Đầu tư 2014)
    2. Dự án đầu tư theo hợp đồng PPP gọi tắt là dự án PPP (Điều 27, Luật Đầu tư 2014)
    3. Dự án đầu tư theo hợp đồng BCC.
  3. Phân loại theo tiêu chí thẩm quyền quyết định chủ trương và quyết định đầu tư
    1. Dự án do Quốc hội quyết định (Điều 30)
    2. Dự án do Thủ tướng quyết định (Điều 31)
    3. Dự án do UBND cấp tỉnh quyết định (Điều 32 Luật đầu tư 2014).
    4. Dự án do chủ đầu tư tự quyết định
  4. Phân loại theo lĩnh vực ngành nghề, phân ra thành
    1. Ngành nghề có điều kiện: được quy định cụ thể tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo luật Đầu tư 2014 với 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đến Luật sửa đổi số 03/2016/QH14 đã rút bớt xuống 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
    2. Ngành nghề không có điều kiện.
  5. Phân loại theo yếu tố xây dựng
    1. Dự án không đầu tư xây dựng .
    2. Dự án có đầu tư xây dựng: Theo nghị định 59/2015/NĐ-CP, Nghị định 42/2017/NĐ-CP, trong phần dự án đầu tư xây dựng lại được phân chia theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án, thành:
      1. Dự án quan trọng quốc gia
      2. Dự án nhóm A
      3. Dự án nhóm B
      4. Dự án nhóm C
  1. Phân loại theo từ nguồn gốc vốn đưa vào dự án đầu tư, chia thành:
    1. Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Theo Điều 1 và Điều Luật Ngân sách định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
    2. Dự án sử dụng vốn nhà nước. Điều 4 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, khoản 44. Vốn nhà nước bao gồm:
  • Vốn ngân sách nhà nước;
  • Công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương;
  • Vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
  • Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (Nghị định 32/2017/NĐ-CP);
  • Vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh;
  • Vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước;
  • Vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
  • Giá trị quyền sử dụng đất.

Theo quy định của khoản 21, Điều 4, Luật đầu tư công định nghĩa về Vốn đầu tư công là vốn ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

Như vậy, Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước hay vốn nhà nước còn được xác định với một tên gọi khác là Dự án sử dụng vốn đầu tư công.

  1. Dự án sử dụng vốn tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã.
  2. Dự án sử dụng vốn nước ngoài: theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau:
    1. Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF – official development finance), bao gồm:
      1. Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF: Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. So với các hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn vốn ODF nào khác. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%.
      2. Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Vì vậy, để nhận được loại tài trợ hấp dẫn này với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tài chính tổng thể. Nếu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng nợ nần lâu dài cho nền kinh tế. Điều này có hàm ý rằng, ngoài những yếu tố thuộc về nội dung dự án tài trợ, còn cần có nghệ thuật thoả thuận để vừa có thể nhận vốn, vừa bảo tồn được những mục tiêu có tính nguyên tắc.
    2. Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại: Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo.

Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu tư phát triển. Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là sáng sủa.

  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác nguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho nước tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vì thế nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư. 
  • Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế: Với xu hướng toàn cầu hoá, mối liên kết ngày càng tăng của các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vế các nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trên phạm vi toàn cầu. Ngay tại nhiều nước đang phát triển, dòng vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán cũng gia tăng mạnh mẽ. Mặc dù vào nửa cuối những năm 1990, có sự xuất hiện của một số cuộc khủng hoảng tài chính nhưng đến cuối năm 1999 khối lượng giao dịch chứng khoán tại các thị trường mới nổi vẫn đáng kể. Riêng năm 1999, dòng vốn đầu tư dưới dạng cổ phiếu vào Châu á đã tăng gấp 3 lần năm 1998, đạt 15 tỷ USD.
  • Dự án sử dụng vốn hỗn hợp: được nhắc đến tại khoản 4, Điều 4 Nghị định 59/2015/NĐ-CP tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một định nghĩa pháp lý cụ thể nào giải nghĩa cho cụm từ “vốn hỗn hợp”. Theo quan điểm cá nhân thì có thể hiểu là dự án có sử dụng từ hai nguồn vốn trở lên trong đó có sự tham gia của vốn ngân sách Nhà nước hoặc vốn Nhà nước ngoài ngân sách hoặc đồng thời cả hai loại vốn này với một số vốn khác
D ÁN QUAN TRNG QUC GIA D ÁN NHÓM A DỰ ÁN NHÓM B D ÁN NHÓM C
KHOẢN 1 ĐIỀU 8 CỦA LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG – KHÔNG PHÂN BIỆT VỐN

Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Dự án đầu tư trong địa giới của di tích theo quyết định công nhận di tích quốc gia đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền;

b) Dự án đầu tư ngoài địa giới di tích, nhưng tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt và có ảnh hưởng trực tiếp đến di tích theo quy định của pháp luật về bảo tồn di sản quốc gia.

Điểm b Khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công là dự án đầu tư tổng thể trên địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh.

Đối với các dự án thành phần hoặc dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng một quyết định riêng đầu tư trên địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng an ninh, việc phân nhóm dự án theo tiêu chí phân loại dự án quy định tại các Điểm 1, 3, 4 và 5 Mục này và các Mục II, III, IV, V Phần A và Phần B, C của Phụ lục này.

3. Dự án quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công là dự án thuộc danh mục bảo mật quốc gia, được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về bảo mật quốc gia.

4. Dự án quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công bao gồm:

a) Nhà máy sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm độc hại;

b) Nhà máy sản xuất và kho chứa vật liệu nổ.

5. Dự án quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 8 của Luật Đầu tư công là dự án đầu tư tổng thể hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đối với dự án thành phần hoặc dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng một quyết định riêng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, việc phân loại dự án theo tiêu chí quy định tại các điểm 1, 2, 3 và 4 Mục này và các Mục II, III, IV, V Phần A và Phần B, C của Phụ lục này.

KHOẢN 2 ĐIỀU 8 CỦA LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG – > 2.300 TỶ

Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Luật Đầu tư công:

a) Cầu đường bộ trên các tuyến đường ô tô cao tốc và đường quốc lộ;

b) Cầu đường sắt trên các tuyến đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia;

c) Cảng biển quốc tế, cảng sông; cảng, bến thủy nội địa, gồm: cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách; bến cảng biển nội địa; nhà ga đường thủy;

d) Sân bay quốc tế; sân bay nội địa; nhà ga hàng không;

đ) Đường sắt cao tốc, đường sắt tốc độ cao và đường sắt quốc gia; đường sắt đô thị, đường sắt trên cao, đường tàu điện ngầm (Metro); đường sắt chuyên dụng, đường sắt địa phương, nhà ga đường sắt cao tốc và tốc độ cao;

e) Hầm đường ô tô; hầm đường sắt, hầm cho người đi bộ; hầm tàu điện ngầm;

g) Đường ô tô cao tốc và đường quốc lộ.

Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Luật Đầu tư công:

a) Nhà máy (trung tâm) nhiệt điện;

b) Nhà máy thủy điện, hồ chứa nước của nhà máy thủy điện, đập các loại của công trình thủy điện; nhà máy thủy điện tích năng;

c) Nhà máy điện gió (trang trại điện gió);

d) Nhà máy điện mặt trời (trang trại điện mặt trời);

đ) Nhà máy điện địa nhiệt;

e) Nhà máy điện sử dụng năng lượng biển, như: thủy triều, sóng biển, dòng hải lưu,…;

g) Nhà máy điện từ rác;

h) Nhà máy điện sinh khối;

i) Nhà máy điện khí biogas;

k) Nhà máy phát điện khác;

l) Đường dây và trạm biến áp.

Điểm c Khoản 2 Điều 8 của Luật Đầu tư công:

a) Giàn khoan thăm dò, khai thác dầu khí trên biển;

b) Tuyến ống dẫn khí, dầu và các thiết bị phụ trợ để hút dầu.

Điểm d Khoản 2 Điều 8 của Luật Đầu tư công :

a) Nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, gồm: nhà máy sản xuất Amoniac, axit, xút, clo các loại; nhà máy sản xuất sô đa; nhà máy sản xuất các loại hóa chất vô cơ tinh và tinh khiết; nhà máy sản xuất que hàn; nhà máy sản xuất hóa chất khác, trừ các dự án quy định tại điểm 6 Mục III Phần A Phụ lục này;

b) Nhà máy sản xuất hóa dầu;

c) Nhà máy sản xuất phân bón;

d) Nhà máy sản xuất xi măng.

Điểm đ Khoản 2 Điều 8 của Luật Đầu tư công:

a) Nhà máy luyện kim mầu;

b) Nhà máy luyện, cán thép;

c) Nhà máy cơ khí chế tạo máy động lực và máy công cụ các loại;

d) Nhà máy chế tạo thiết bị công nghiệp và thiết bị toàn bộ;

đ) Nhà máy chế tạo ô tô.

Điểm e Khoản 2 Điều 8 của Luật Đầu tư công:

a) Nhà máy sản xuất sản phẩm nguyên liệu mỏ hóa chất (tuyển quặng Apatit);

b) Nhà máy chọn rửa, tuyển than;

c) Nhà máy tuyển quặng, làm giàu quặng;

d) Nhà máy sản xuất alumin;

đ) Mỏ khai thác vật liệu xây dựng;

e) Dự án khai thác than, quặng;

g) Nhà máy và dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản khác.

7. Dự án quy định tại Điểm g Khoản 2 Điều 8 của Luật Đầu tư công bao gồm:

a) Khu đô thị;

b) Khu nhà ở chung cư.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II Phần A

120 TỶ <VỐN < 2.300 TỶ

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II Phần A        

Dưới 120 t đồng

KHOẢN 3 ĐIỀU 8 CỦA LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG >1.500 TỶ

Điểm a Khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Đường ô tô, đường trong đô thị (đường cao tốc đô thị, đường phố, đường gom), đường nông thôn, bến phà;

b) Cầu đường bộ, cầu bộ hành; cầu đường sắt; cầu phao;

c) Đường thủy trên sông, hồ, vịnh và đường ra đảo; kênh đào;

d) Luồng tàu ở cửa biển, cửa vịnh hở, trên biển;

đ) Bến phà cảng ngoài đảo, bến cảng chuyên dụng, công trình trên biển (bến phao, đê thủy khí, bến cảng nổi đa năng,…);

e) Hệ thống phao báo hiệu hàng hải trên sông, trên biển;

g) Đèn biển, đăng tiêu;

h) Các dự án giao thông khác, trừ các dự án quy định tại Điểm 1 Mục II Phần A của Phụ lục này.

Điểm b Khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Dự án đê sông, đê biển, đê cửa sông, đê bối, đê bao và đê chuyên dùng;

b) Công trình chỉnh trị, bao gồm đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè, bờ bao bảo vệ bờ,… ở cửa biển, ven biển và trong sông;

c) Hồ chứa nước; hồ điều hòa;

d) Nạo vét sông, hồ làm thông thoáng dòng chảy; các hệ thống dẫn, chuyển nước và điều tiết nước;

đ) Trạm bơm; giếng; công trình lọc và xử lý nước;

e) Các dự án thủy lợi chịu áp khác;

g) Dự án cấp nguồn nước chưa xử lý cho các ngành sử dụng nước khác;

h) Công trình cống, đập;

i) Các công trình phụ trợ phục vụ quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi.

Điểm c Khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Nhà máy nước; dự án xử lý nước sạch, bể chứa nước sạch, trừ dự án quy định tại Điểm đ Khoản 2 Mục này;

b) Trạm bơm (nước thô hoặc nước sạch), trạm bơm nước mưa, trừ dự án quy định tại Điểm đ Khoản 2 Mục này;

c) Tuyến ống cấp nước (nước thô hoặc nước sạch); tuyến cống thoát nước mưa, cống chung;

d) Dự án xử lý nước thải, trừ dự án xử lý nước thải tập trung nằm trong dự án tổng thể hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

đ) Tuyến cống thoát nước thải; trạm bơm nước thải;

e) Dự án xử lý bùn;

g) Dự án xử lý rác thải, gồm: trạm trung chuyển, bãi chôn lấp rác, nhà máy đốt, xử lý chế biến rác; khu xử lý chất thải rắn;

h) Dự án chiếu sáng công cộng;

i) Dự án công viên cây xanh;

k) Nghĩa trang;

l) Bãi đỗ xe ô tô, xe máy, gồm: bãi đỗ xe ngầm, bãi đỗ xe nổi;

m) Cống cáp; hào kỹ thuật, tuy nen kỹ thuật;

n) Dự án mua sắm phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan quốc phòng, an ninh không có tính chất bảo mật quốc gia.

Điểm d Khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công là dự án chế tạo máy móc kỹ thuật điện: máy phát điện, động cơ điện, máy biến thế, máy chỉnh lưu.

Điểm đ khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Nhà máy lắp ráp điện tử, điện lạnh;

b) Nhà máy chế tạo linh kiện, phụ tùng thông tin và điện tử.

6. Dự án quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Nhà máy sản xuất sản phẩm tẩy rửa;

b) Nhà máy sản xuất hóa mỹ phẩm;

c) Nhà máy sản xuất hóa dược (vi sinh), thuốc.

Điểm g Khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Nhà máy sản xuất các sản phẩm nhựa;

b) Nhà máy sản xuất pin;

c) Nhà máy sản xuất ắc quy;

d) Nhà máy sản xuất sơn các loại, nguyên liệu nhựa alkyd, acrylic;

đ) Nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, máy kéo, mô tô, xe đạp; nhà máy sản xuất băng tải; nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật;

e) Dự án sản xuất vật liệu khác, trừ dự án quy định tại Điểm 4 Mục II Phần A của Phụ lục này.

Điểm h Khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công bao gồm:

a) Nhà máy lắp ráp xe máy;

b) Nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp;

c) Dự án cơ khí khác, trừ các dự án quy định tại Điểm 5 Mục II Phần này của Phụ lục này.

9. Dự án quy định tại Điểm i Khoản 3 Điều 8 của Luật Đầu tư công bao gồm:

a) Tháp (cột) thu, phát sóng viễn thông;

b) Tuyến cấp bể, tuyến cột, tuyến cáp viễn thông;

c) Nhà phục vụ thông tin liên lạc, nhà bưu điện, nhà bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị viễn thông;

d) Dự án đầu tư trang thiết bị bưu chính, viễn thông.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục III Phần A

T 80 t đồng đến dưới 1.500 t đồng

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục III Phần A        

Dưới 80 t đồng

KHOẢN 4 ĐIỀU 8 CỦA LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG >1.000 TỶ

Điểm a Khoản 4 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê; xây dựng, tu bổ đê điều;

b) Dự án bảo vệ và phát triển rừng, hạ tầng lâm sinh;

c) Dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống cây lâm nghiệp và giống thủy sản;

d) Hạ tầng sản xuất và phát triển nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thủy sản.

Điểm b Khoản 4 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Dự án bảo vệ và phát triển rừng tại vườn quốc gia;

b) Dự án bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên; các khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa;

c) Dự án bảo vệ và bảo tồn động, thực vật hoang dã; dự án bảo tồn và lưu giữ nguồn gien quý hiếm, trung tâm cứu hộ động vật hoang dã;

d) Dự án xây dựng công viên động vật hoang dã.

Điểm c Khoản 4 Điều 8 của Luật Đầu tư công là dự án tổng thể hạ tầng kỹ thuật của cả khu đô thị mới.

Đối với các dự án thành phần hoặc dự án đầu tư hạ tầng được cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng một quyết định đầu tư riêng trong khu đô thị mới (trừ các dự án quy định tại Điểm 3 Mục III Phần A của Phụ lục này), việc phân nhóm dự án theo tiêu chí phân nhóm dự án quy định tại các Điểm 1, 2, 4 Mục này và các Mục I, II, III, V Phần A và Phần B, C của Phụ lục này.

Điểm d Khoản 4 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Nhà máy sữa; nhà máy sản xuất bánh kẹo, mỳ ăn liền; nhà máy sản xuất dầu ăn, hương liệu; nhà máy sản xuất rượu, bia, nước giải khát; nhà máy xay xát, lau bóng gạo; nhà máy chế biến nông, lâm sản khác;

b) Nhà máy dệt; nhà máy sản xuất các sản phẩm may;

c) Nhà máy in, nhuộm;

d) Nhà máy thuộc da và sản xuất các sản phẩm từ da;

đ) Nhà máy sản xuất đồ sành sứ, thủy tinh;

e) Nhà máy bột giấy và giấy;

g) Nhà máy sản xuất thuốc lá;

h) Nhà máy chế biến thủy sản; nhà máy chế biến đồ hộp;

i) Nhà máy chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

k) Nhà máy đóng tầu; dự án đóng tầu;

l) Dự án công nghiệp khác, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I, II và III Phần A của Phụ lục này.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục IV Phần A

T 60 t đồng đến dưới 1.000 t đồng

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục IV Phần A        

Dưới 60 t đồng

KHOẢN 5 ĐIỀU 8 CỦA LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG > 800 TỶ

Điểm a Khoản 5 Điều 8 của Luật Đầu tư công

a) Bệnh viện từ trung ương đến địa phương; phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa; cơ sở giám định y khoa; cơ sở chẩn đoán; nhà hộ sinh; trạm y tế cấp xã và tương đương; cơ sở y tế dự phòng; cơ sở phục hồi chức năng; tổ chức giám định pháp y, tổ chức giám định pháp y tâm thần từ trung ương đến địa phương; các cơ sở y tế khác;

b) Nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão;

c) Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường;

d) Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày và các dự án văn hóa khác có chức năng tương tự;

đ) Di tích; dự án phục vụ tín ngưỡng (hành lễ); tượng đài ngoài trời;

e) Xây dựng phòng học, giảng đường, thư viện, nhà liên bộ, phòng làm việc, nhà công vụ, các công trình chức năng và phụ trợ, trang thiết bị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp;

g) Khu nhà ở cho sinh viên, học sinh (ký túc xá sinh viên, học sinh).

Điểm b Khoản 5 Điều 8 của Luật Đầu tư công

a) Đầu tư cơ sở vật chất cho các tổ chức khoa học và công nghệ;

b) Phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm;

c) Trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định;

d) Phòng thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật; các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ;

đ) Dự án Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng;

e) Trạm, trại thực nghiệm;

g) Dự án tổng thể hạ tầng khu; công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

h) Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, quan trắc môi trường, quan trắc tài nguyên nước, đo đạc bản đồ, quản lý đất đai, địa chất khoáng sản;

i) Đầu tư hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin;

k) Dự án bảo mật và an toàn thông tin điện tử;

l) Hạ tầng thương mại điện tử, giao dịch điện tử;

m) Tháp thu, phát sóng truyền thanh, truyền hình, cột BTS;

n) Dự án phát thanh, truyền hình.

Điểm c Khoản 5 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Kho xăng dầu;

b) Kho chứa khí hóa lỏng;

c) Kho đông lạnh;

d) Kho, bến bãi lưu giữ hàng dự trữ quốc gia;

đ) Kho lưu trữ chuyên dụng;

e) Kho lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng;

g) Các dự án kho tàng khác.

4. Dự án theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Khu vui chơi, giải trí;

b) Cáp treo vận chuyển người;

c) Dự án hạ tầng khu, điểm du lịch, bao gồm: đường nội bộ khu, điểm du lịch; kè nạo vét lòng hồ để bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch và dự án hạ tầng khác trong khu, điểm du lịch;

d) Sân vận động, nhà thi đấu, tập luyện và công trình thể thao khác ở ngoài trời, trong nhà, sân gôn.

Điểm đ Khoản 5 Điều 8 của Luật Đầu tư công, bao gồm:

a) Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, trung tâm hội chợ triển lãm, trung tâm logistic và các dự án thương mại, dịch vụ khác;

b) Nhà đa năng, nhà khách, khách sạn;

c) Trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, trụ sở làm việc của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức khác;

d) Dự án nhà ở, khu nhà biệt thự, khu nhà ở riêng lẻ, trừ dự án xây dựng khu nhà ở quy định tại Điểm 7 Mục II Phần A của Phụ lục này;

đ) Dự án xây dựng dân dụng khác.

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục V Phần A

T 45 t đồng đến dưới 800 t đồng

Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục V Phần A        

Dưới 45 t đồng

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề