Bồi thường tai nạn lao động với 3 bên trách nhiệm

Tai nn lao đng là điu không ai mong mun xy ra, tuy nhiên trên thc tế nhiu đơn v s dng lao đng hoc chính ngưi lao đng ch quan trong vic chp hành các quy đnh v an toàn v sinh lao đng hoc đã chp hành nhưng ri ro không tránh khi vn xy ra trưng hp tai nn lao đng chết ngưi. Bài viết này s nghiên cu, tng hp các chế đ bi thưng, h tr ca ngưi lao đng trong trưng b thit mng do tai nn lao đng.

Đọc thêm: tiền lương thử việc

[lwptoc]

Trước hết, để xác định chế độ bồi thường, hỗ trợ cho người lao động, ta cần giải quyết thấu đáo vấn đề căn bản như sau:

  • Một là,vụ tai nạn gây chết người khi nào được coi là một vụ tai nạn lao động?
  • Hai là,nếu là tai nạn lao động thì có thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm của người sử dụng lao động hay không?

Xác định một vụ tai nạn lao động

Theo quy định Khoản 8, Điều 3[1], Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, Tai nn lao đng được định nghĩa là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Theo đó, vụ việc tai nạn được xác định là tai nạn lao động khi:

  • Phát sinh trong trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao độ
  • Gây tổn thương cho bộ phận, chức năng cơ thể hoặc tử vong cho người lao động;
  • Có quan hệ lao động giữa người bị tai nạn với một người sử dụng lao động;
  • Có công việc, nhiệm vụ lao động cụ thể của người sử dụng lao động đã phân giao cho người lao động thực hiệ

Trường hợp loại trừ trách nhiệm của người sử dụng lao động

Theo quy định của Điu 40, Lut An toàn v sinh lao đng năm 2015, người sử dụng lao động sẽ được loại trừ trách nhiệm với người lao động bị xảy ra tai nạn lao động khi:

  • Tai nạn phát sinh do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
  • Tai nạn do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
  • Tai nạn do người lao động sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luậ

Nếu rơi vào các trường hợp này, người lao động phải tự chịu thiệt hại, rủi ro đã xảy ra với bản thân mình, mà người sử dụng lao động không có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ.

CÁC KHOẢN, CHẾ ĐỘ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ THIỆT MẠNG DO TAI NẠN LAO ĐỘNG.

2

Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và tử tuất do Bảo hiểm xã hội chi trả

Khi xảy ra tai nạn lao động thuộc các trường hợp quy định tại Điều 45[2], Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 (bao gồm: 1/. tai nạn tại nơi làm việc; 2/. trong giờ làm việc, cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh cá nhân như nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh; 3/. Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu hoặc ủy quyền của người sử dụng lao động; Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý), thì người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động.

Theo quy định của Điều 51[3] Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Theo quy định của Khoản 2, Điều 3, Nghị quyết số 69/2022/QH15, mức lương cơ sở áp dụng từ ngày 01/07/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy, 36 tháng lương cơ bản sẽ tương ứng với số tiền 64.800.000 đồng.

Theo quy định của Điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động khi chết do tai nạn lao động sẽ được nhận trợ cấp mai táng. Mức trợ cấp là 10 lần mức lương cơ sở, tương ứng với số tiền là 18.000.000 đồng.

Bồi thường lao động do Người sử dụng lao động chi trả

Theo quy định của khoản 4, Điều 38[4] Lut An toàn v sinh lao đng năm 2015, khi người lao động bị chết do tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải trả toàn bộ chi phí y tế liên quan đến hoạt động cứu chữa, điều trị (nếu có) và bồi thường một khoản tiền ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động.

Trường hợp tai nạn có lỗi của người lao động (không thuộc trường hợp bị loại trừ trách nhiệm của người sử dụng lao động, thì số tiền bồi thường ít nhất bằng 40% mức bồi thường 30 tháng tiền lương.

Theo hướng dẫn của Điều 5, Thông tư 28/2021/TT-BLDTBXH, tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động. Như vậy, tiền bồi thường lao động cao thấp sẽ phụ thuộc vào mức lương thực tế người lao động bị nạn nhận từ người sử dụng lao động trong thời hạn 06 tháng gấn nhất trước thời điểm tai nạn lao động.

Bồi thường dân sự khi gây tai nạn lao động chết người

Theo quy định tại Điều 591, Bộ luật dân sự 2015, khi tính mạng xâm phạm thì bên dân sự (cá nhân, tổ chức) có lỗi phải thực hiện bồi thường:

  • Chi phí mai táng;
  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Tiền cấp dưỡng cho người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Tiền bù đắp tổn thấn về tinh thần cho người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất.Mức tiền sẽ do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa là 100 lần tháng lương cơ sở. Theo đó, tối đa số tiền bù đắp về tinh thần có thể yêu cầu bồi thường là 180.000.000 đồng (100 lần tháng lương cơ sở).

——————

[1] 8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

[2] Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc tronggiờ làm việc mà Bộ luật lao độngvà nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

[3] Điều 51. Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

[4] Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề