Hành vi bạo lực kinh tế trong hôn nhân gia đình

Bạo lực về kinh tế là hành vi cưỡng bức với thủ đoạn muốn kiểm soát các thành viên khác trong gia đình nhằm tạo tình trạng lệ thuộc về tài chính. Hành vi ngược đãi có thể là cắt giảm quá mức chi tiêu sinh hoạt trong gia đình hoặc ngăn cản người trong gia đình có việc làm ổn định. Điều này gây thiệt hại và đau khổ không kém gì hành vi bạo lực về thể chất.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định, lao động nội trợ cũng được xem là lao động có thu nhập khi xác định tài sản chung hôn nhân. Như vậy, dù người vợ hoặc chồng dù không đi làm để tạo ra thu nhập trực tiếp nhưng vẫn là người có quyền đối với tài sản chung của vợ chồng.

Việc một bên người chồng hoặc chồng phong tỏa, cấm vận tài chính mỗi khi hai người mâu thuẫn, gây nên tình trạng phải phụ thuộc tài chính, thì đây là nhóm hành vi bạo lực kinh tế, bị pháp luật nghiêm cấm.

Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực về kinh tế được hiểu như sau:

1/. Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;

2/. Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;

3/. Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ;

4/. Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên trong gia đình;

5/. Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình;

6/. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;

7/. Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân;

8/. Ép buộc các thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;

9/. Ép buộc thành viên gia đình phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Tại Điều 56 – Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định:

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
    2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
    3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Mức xử phạt hành chính này là một trong những căn cứ để để xử lý hình sự đối với những người cố tình tái phạm, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nạn nhân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề