XẢ LŨ ĐÚNG QUY TRÌNH??

Hiện tại việc xả lũ và quản lý an toàn các đập, hồ thủy điện được quy định tại Nghị định số 72/2007/NĐ-CP về quản lý an toàn đập. Nghị định 72/2007/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 33/2008/TT-BNN và Thông tư số 34/2010/TT-BCT.

Theo đó,  tại chương 3, Nghị định 72/2007/NĐ-CP quy định về quản lý đập, các Điều 10, Điều 11 có quy định chủ đập phải lập quy trình điều tiết nước, quy trình thao tác vận hành của van (còn tắt là quy trình vận hành công trình).
Ngoài ra hàng năm chủ đập phải lập báo cáo hiện trạng an toàn đập (Điều 16, Nghị định 72) và xây dựng các phương án: phương án bảo vệ đập (Điều 19, Nghị định 72), phương án phòng chống lụt bão bảo đảm an toàn đập (Điều 20, Nghị định 72), phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du đập (Điều 22 Nghị định 72).
Để được coi là xả lũ đúng quy trình, thì Thủy điện Hố Hô phải ban hành, đăng ký và đảm bảo thực hiện theo Quy trình điều tiết nước (hay còn gọi là quy trình vận hành hố chứa nước) và quy trình vận hành công trình đập.

Quy trình điều tiết nước là quy trình được xây dựng nhằm mục đích quản lý việc tích nước, xả nước trong điều kiện bình thường hoặc khẩn cấp, đảm bảo được các yêu cầu sau:

  • Không tích nước trong hồ vượt trên mức quy định.
  • Khống chế được tốc độ hạ thấp mức nước không gây sạt trượt mái thượng lưu đập.
  • Trong mùa lũ, xả lũ phải ưu tiên an toàn đập.
Tại nội dung bài báo  “Thủyđiện Hố Hô từng bị cảnh báo về công tác phối hợp xả lũ” đăng trên báo Dân trí ngày 17/10/2016 của tác giả Nguyễn Dương, đã đưa ra một giả thuyết rằng có hay không việc: “người chủ công trình có thể cho tích nước về mùa cạn để phát điện được nhiều nhất nên sẽ xảy ra trường hợp hạ lưu bị cạn kiệt. Ngược lại về mùa lũ cho tích nước đầy hồ trước khi có lũ chính vụ, đến lúc lũ to thì xả xuống hạ lưu làm mức độ ngập lụt trầm trọng thêm.”. 
Theo Điều 10, Thông tư 34/2010/TT-BCT, nội dung quy trình vận hành hồ chứa thủy điện được quy định tại Điều 2, Quyết định 285/2006/QĐ-TTg với các nội dung chính về: 1/.Nhiệm vụ của công trình; 2/. Các thông số chính như: Tên, địa điểm, thông số hồ chứa và công trình; thiết bị; 3/. Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện như: nhiệm vụ chống lũ, thời kỳ lũ sớm, lũ chính vụ, lũ muộn;  Mực nước hồ trong các thời kỳ: lũ sớm, lũ chính vụ, lũ muộn; vận hành cắt lũ giảm lũ lớn cho hạ du; Quy trình thao tác các cửa van; 4/.Trách nhiệm tổ chức vận hành hồ chứa thuỷ điện:
Để giải đáp được mối nghi ngờ trên cần xem xét nội dung quy trình điều tiết nước của thủy điện Hồ Hô, với các số liệu về mực nước trong hồ tại các thời điểm chờ đón lũ, lũ sớm, lũ chính vụ, lũ muộn; và việc vận hành xả nước trước, trong và sau khi lũ về v.v..
Các quy định của pháp luật hiện này cũng không quy định cụ thể mức nước được tích duy trình trong hồ trước lũ là bao nhiêu? mực nước tăng đến mức nào so với mức tối đa của đập thì xả tràn?. Mà chỉ được nêu chi tiết tại Quy trình điều tiết hồ chứa do chủ đập thủy điện Hố Hô ban hành và đăng ký với Cơ quan nhà nước. Tiếc rằng tài liệu này chưa được công bố công khai.
Trên thực tế, qua các thông tin báo chí đưa tin ta thấy:
Bài báo “Thủy điện Hố Hô xả lũ “không hay lắm” nhưng cần thiết” đăng trên báo Người lao động cũng đưa ra thông tin: Quy định mở van 5 m nhưng đơn vị đã mở hết cỡ là 7 m. Điều này cũng có lý do là phía mạn phải của đập đã xảy ra một điểm sạt lở, nếu không xả hết cỡ nước tràn qua đập sẽ chảy vào khu vực vận hành nhà máy gây mất điện, dẫn tới việc không vận hành được nhà máy, van đập sẽ không đóng ra mở vào được hậu quả sẽ không lường.
Việc mở van hết cỡ 7m, so với 5m theo quy định đã là vi phạm quy trình. Lý giải cho việc này, chủ đập đã nêu vấn đề phía mạn phải của đập đã xảy ra một điểm sạt lở, nếu không xả hết cỡ nước tràn qua đập sẽ chảy vào khu vực vận hành nhà máy gây mất điện, dẫn tới việc không vận hành được nhà máy, van đập sẽ không đóng ra mở vào được hậu quả sẽ không lường.
Điều này là mâu thuẫn với ý kiến của ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê tại bài báo “Thứ trưởng Công Thương: Quy trình xả lũ Thủy điện Hố Hô chưa nghiêm ngặt” đăng ngày 18/10/2016 trên báo Đại đoàn kết: Đồng chí giám đốc có nêu lúc đó có sự cố sạt lở ở bờ vai phải của đập, đáng ra mình phải kiểm tra kĩ trước khi lũ về, thực tế đó là bãi đất, khi xả thời điểm đó mưa rất to, kể cả trời không mưa thì bãi đất đó cũng sạt lở. Vậy, sự thực dẫn đến việc xả tràn đập là như thế nào? Có quan điểm cho rằng, khi nước lũ tăng nhanh thì việc mở van hết cỡ là chuyện là chuyện sớm muộn phải làm, không mở trước thì cũng phải mở sau. Vậy để an toàn, ngăn chặn nguy cơ vỡ đập, mở luôn 7m là điều chấp nhận được.
Theo mục 3.4.1, của tiêu chuẩn TCVN 8414:2010 về Công trình thủy lợi – Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước được ban hành tại Quyết định số 2097/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học – Công nghệ, việc xả tràn lũ được áp dụng trong trường hợp lũ đặc biệt lớn, có nguy cơ vỡ đậpphải được tính toán trong phương án phòng chống bão lụt.
Việc quản lý điều tiết nước trong hồ chứa là việc làm kỹ thuật, có sự tính toán dựa trên những số liệu cụ thể. Khi nào được mở van? Mở bao nhiêu? phải dựa trên việc tính toán mối quan hệ giữa lưu lượng nước với mực nước. 
Trước bối cảnh mưa lũ, việc tính toán kéo dài thời gian điều tiết dòng nước lũ, là kéo dài thời gian cơ hội cho người dân vùng hạ lưu. Điều này phản ánh năng lực phân tích và điều tiết nước bằng các thông số kỹ thuật cụ thể.
Chỉ dựa trên phán đoán chủ quan rằng nước tràn qua đập sẽ chảy vào khu vực vận hành nhà máy gây mất điện, dẫn tới việc không vận hành được nhà máy, van đập sẽ không đóng ra mở vào được để mở van hết cỡ là không đảm bảo khách quan.
Thực tế, ông Lê Ngọc Huấn, Chủ tịch UBND huyện Hương Khê: Khi tôi gọi điện lên nhà máy, yêu cầm giảm lượng nước xả để đảm bảo an toàn cho bà con vì cao trình cho phép duy trì 70 m, ngưỡng tràn là 72 mthì đồng chí Tuấn nói ko thể giảm lượng xả được… 1h sáng 15/10 nước ở cao trình 16,54 m nhưng đến khoảng 10h sáng đoàn của Chủ tịch tỉnh và huyện lên kiểm tra, trong đó có tôi, lúc đó chỉ còn 6,4 m,nghĩa là trong đêm, nhà máy đã xả hết một lượng nước lớn.
Tại thời điểm 16h ngày 14/10, công ty có thông báo cho Phó chủ tịch huyện, mực nước xả lúc đó là 1.500 m3/s. Đến 19h30, công ty báo xuống là lượng nước về là 1.400 m3/s nhưng lượng nước xả là 1.700 m3/snhưng các đồng chí phòng nông nghiệp lên kiểm tra thì thấy là 1.843 m3/s, xả 1 tiếng là hơn 7 triệu m3”.
Như vậy, có không việc vội vã xả nước ổ ạt khi hồ chứa vẫn còn khả năng điều tiết, chưa vượt ngưỡng tràn?. Xả ồ ạt lưu lượng ra lớn hơn cả lưu lượng nước vào, chủ đập có thực sự muốn kéo dài thời gian điều tiết nước để cho người dân khu vực hạ du có thêm thời gian ứng phó với lũ.
Tại thông tin về kết luận ban đầu của Đoàn kiểm tra Bộ công Thương tại bài báo “Đã có kết luận ban đầu vụ thủy điện Hố Hôxả lũ” đăng trên báo Dân trí ngày 18/10/2016  cũng không công bố chi tiết các số liệu kỹ thuật này, chỉ nêu rằng: Về vận hành hồ chứa, qua kiểm tra các hồ sơ giấy tờ liên quan đến vận hành, trong giai đoạn đầu từ 13/10 đến khoảng trưa ngày 14/10 khi lũ đang còn thấp thì nhà máy vận hành xả nước đạt yêu cầu, tuân thủ quy trình vận hành”.  … Về lưu lượng đến, lưu lượng xảthời gian xả, theo kiểm tra là đúng quy trình, lưu lượng xả nhỏ hơn lưu lượng đến, không nhiều nhưng đúng theo quy tắc chung. Quyết định trong tình huống đặc biệt đó, mở cửa van hoàn toàn là chấp nhận được. Mưa to như thế, nếu lũ lên nữa, không mở van có thể dẫn đến nguy hiểm, rõ ràng là mâu thuẫn với ý kiến của địa phương. Nhưng quan trọng hơn là ý kiến kết luận này không được công bố kèm theo các số liệu chi tiết nên rất khó để thuyết phục cho việc xả lũ đúng quy trình.
Luật sư trẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề