QUY TRÌNH THU HỒI VÀ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Bạn là người sử dụng đất có đất bị thu hồi, nay muốn kiểm tra đánh giá việc tiến hành thu hồi đất của chính quyền địa phương có tuân thủ đúng quy định pháp luật hay không?
Bạn làm trong cơ quan nhà nước, được giao nhiệm vụ rà soát kiểm tra việc thực hiện công tác thu hồi giải phóng mặt bằng và cưỡng chế thu hồi đất của một dự án?.v.v
Hãy thử tham khảo nội dung nghiên cứu quy định pháp luật pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi giải phóng mặt bằng và cưỡng chế thu hồi đất dưới đây.
Đọc thêm:

Bước 1: Xem xét Căn cứ thu hồi đất

Căn cứ thu hồi đất là những tiêu chí để xác định dự án đầu tư nào Nhà nước (đại diện là các chính quyền địa phương) được phép sử dụng quyền lực nhà nước thu hồi, cưỡng chế thu hồi đất. Và dự án nào chủ đầu tư phải thỏa thuận việc góp vốn hoặc mua lại quyền sử dụng đất của người sử dụng đất.
Theo quy định của Điều 63 Luật Đất đai 2013, căn cứ để thu hồi đất là:
– Dự án thuộc trường hợp thu hồi đất;
– Dự án có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được phê duyệt
– Theo tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Bước 2: Kế hoạch thu hồi đất.

Theo quy định của Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CPCơ quan tài nguyên môi trường trình UBND phê duyệt kế hoạch thu hồi đất. Nội dung cụ thể gồm:
– Lý do thu hồi đất;
– Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;
– Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
– Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư (nếu có);
– Giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Giai đoạn này diễn ra chủ yếu trong nội bộ của tổ chức làm nhiệm vụ thu hồi đất với cơ quan chủ quản (thường là Trung tâm phát triển quỹ đất với Ủy ban nhân dân).

Bước 3: Hồ sơ trình đề nghị phê duyệt thông báo thu hồi đất

Theo quy định của Điều 9, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ trình đề nghị phát hành thông báo thu hồi đất gồm:
– Tờ trình theo mẫu 07 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
– Bản vẽ
– Trích lục bản đồ

Bước 4: Ban hành thông báo thu hồi đất

Theo khoản 2, Điều 17, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thông báo thu hồi đất phải có các nội dung về lý do thu hồi đất, diện tích đất thu hồi, kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc kiểm đếm và dự kiến kế hoạch di chuyển bố trí tái định cư.
Theo quy định của Điều 67, Luật Đất đai 2013, thông báo thu hồi đất được gửi đến người có đất bị thu hồi biết trước 90 ngày kể từ khi quyết định thu hồi đối với đất nông nghiệp và trước 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Theo quy định của khoản 1 Điều 69, Luật Đất đai 2013, Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, được họp phổ biến đến người dân khu vực thu hồi, phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và phải niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, điểm sinh hoạt khu dân cư.
Do đó, để có hồ sơ thu hồi đất phải có các biên bản:
– Biên bản bàn giao cho người có đất bị thu hồi.
– Văn bản chứng minh việc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
– Biên bản niêm yết tại trụ sở UBND xã , điểm sinh hoạt chung khu dân cư.

Bước 5: Kiếm đếm và kiểm đếm bắt buộc

Căn cứ trên kế hoạch thu hồi đất, UBND xã, Mặt trận Tổ quốc xã và tổ chức tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phải vận động, thuyết phục người sử dụng đất. Người dân đồng ý thì tiến hành kiểm đếm.
Theo điểm d, khoản 1 Điều 69 Luật Đất đai, trường hợp không phối hợp, thì sau 10 ngày kể từ ngày được vận động, Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Khi đó, phải có văn bản ghi nhận việc vận động thuyết phục người sử dụng đất. Theo quy định của Điều 10, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc, gồm:
– Thông báo thu hồi đất
– Văn bản đề nghị kiểm đếm bắt buộc của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng
– Báo cáo của UBND xã về quá trình vận động thuyết phục.
– Trích lục bản đồ.
– Dự thảo quyết định kiểm đếm theo mẫu 08.
Theo quy định của khoản 2, Điều 70 Luật Đất đai, việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi:
– Quyết định kiểm đếm bắt buộc phải được niêm yết công khai tại UBND xã và điểm đông dân cư (lập biên bản ghi nhận).
– Người bị cưỡng chế nhận được quyết định cưỡng chế (lập biiên bản giao nhận quyết định cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, không nhận hoặc vắng mặt thì lập biên bản ghi nhận).
– Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành, thì phải lập ghi nhận sự chấp hành.
– Cưỡng chế thực hiện việc kiểm điếm bắt buộc
– Diễn ra công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự an toàn.
– Thực hiện trong giờ hành chính.

Bước 6: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Theo quy định của khoản 2, Điều 69 Luật đất đai 2013, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường lập phương án và phải niêm yết công khai phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư tại UBND xã, điểm sinh hoạt chung.
Đồng thời phối hợp UBND xã tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất.
Việc lấy ý kiến được tổng hợp và lập thành biên bản có xác nhận của UBND xã, Mặt trận và đại diện những người có đất, ghi rõ số lượng đồng ý, không đồng ý hoặc ý kiến khác.
Phê duyệt Quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường
Theo khoản 3, Điều 69 Luật Đất đai 2013, việc ra quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường phải trong cùng một ngày.
Theo quy định của khoản 1 Điều 11, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, gồm:
– Tờ trình
– Thông báo thu hồi
– Dự thảo phương án bồi thường hỗ trợ
– Bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ theo Điều 100
– Trích lục bản đồ
– Dự thảo quyết định thu hồi theo mẫu 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường phối hợp UBND xã để phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ sở xã, điểm sinh hoạt chung.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho từng người.

Bước 7: Thu hồi đất và Quyết định cưỡng chế thu hồi đất

a. Thu hồi đất
Tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ thực hiện việc bồi thường hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt.
UBND xã và Mặt trận tổ quốc xã Tổ chức vận động thuyết phục ngườicó đất bị thu hồi bàn giao đất; Trường hợp không chấp hành thì ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Quyết định cưỡng chế thu hồi đất
Theo khoản 3, Điều 71 Luật Đất đai 2014, Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế.
Theo khoản 2, Điều 11, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập hồ sơ trình Chủ tịch huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi, gồm:
– Tờ trình
– Quyết định thu hồi
– Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi
– Báo cáo của UBND xã về quá trình vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành.
– Dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo mẫu 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
Theo khoản 2, Điều 71 Luật đất đai, Quyết định cưỡng chế khi được ban hành phải được niêm yết tại trụ sở UBND xã, điểm sinh hoạt chung khu dân cư và bàn giao quyết định cưỡng chế cho người có đất (có lập biên bản ghi nhận).
Theo quy định của Điều 71 Luật Đất đai 2013, trước khi cưỡng chế Chủ tịch UBND huyện thành lập Ban thực hiện cưỡng chế. Thành phần ban cưỡng chế theo quy định của Điều 17, Nghị định 43/2014/NĐ-CP gồm:
– Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch huyện là trưởng ban; Đại diện tài chính; Tài nguyên; Thanh tra; Tư pháp; Xây dựng; Mặt trận xã; Tổ chức làm nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; UBND xã nơi có đất; Người khác do Chủ tịch huyện quyết định.
– Lựu lượng Công an căn cứ vào phương án cưỡng chế để xây dựng kế hoạch bảo vệ trật tự.
Theo quy định của Điều 6, Thông tư 74/2015/TT-BTC, Ban cưỡng chế lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế.
Ban cưỡng chế tiến hành vận động thuyết phục, lập biên bản nếu thành và thực hiện bàn giao đất sau 30 ngày kể từ ngày lập biển bản. Không chấp hành thì tổ chức cưỡng chế. (khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai).
b. Cưỡng chế thu hồi đất
Ban cưỡng chế buộc người bị cưỡng chế và những người liên quan phải ra khỏi khu vực cưỡng chế và tự chuyển tài sản.
Trường hợp không thực hiện thì ban cưỡng chế di chuyển người cùng tài sản ra khỏi khu vực cưỡng chế, lập biên bản ghi nhận việc di chuyển các tài sản của người bị cưỡng chế và bảo quản theo quy định của pháp luật.
Ra thông báo cho người có tài sản đến nhận lại tài sản.

KẾT THÚC VIỆC THU HỒI VÀ CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề