Pháp luật là gì? 03 điều mở rộng

Thực tế là, dù bạn có thích hay không, pháp luật vẫn từng ngày từng giờ điều chỉnh và can thiệp vào hành vi và hoạt động sống của bạn trong xã hội. Dù bạn không thích, bạn vẫn phải biết đến nó, trừ khi bạn chủ động hoặc bị động loại mình ra khỏi cuộc sống xã hội của con người.

Định nghĩa pháp luật tại Việt Nam

Slide2

Tại Việt Nam, siên viên trường luật được đào tạo với rằng pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước.

Đọc thêm:

Theo định nghĩa này, pháp luật là sản phẩm đơn phương từ ý chí của Nhà nước được ban hành ra cho xã hội đề điều chỉnh theo định hướng của Nhà nước.

Nhưng thực tế, có nhiều trường hợp các quy phạm pháp luật không đến từ ý chí đơn phương của Nhà nước, mà đến từ sự kế thừa các quy chuẩn đạo đức, tôn giáo tín ngưỡng hoặc tập quán lâu đời của xã hội. Vì vậy, định nghĩa pháp luật được bổ sung thêm một cơ chế hình thành đó là “sự thừa nhận” của Nhà nước, thay vì chỉ một cơ chế là đơn phương “ban hành”.

Pháp luật là công cụ của bề trên áp xuống bề dưới

Ở một khía cạnh khác là định nghĩa pháp luật nêu trên biểu thị tính chất một chiều: từ trên xuống dưới, từ Nhà nước điều chỉnh xuống xã hội, phản ánh quyền lợi và ý chí của Nhà nước – tổ chức đại diện của giai cấp thống trị trong xã hội. Pháp luật là công cụ của kẻ bề trên áp đặt lên kẻ bề dưới.

Slide3

Pháp luật có trong xã hội không có thứ bậc?

Nếu vậy, trong một xã hội không có thứ bậc (trên dưới), pháp luật liệu có tồn tại không?.

Thực tế cho thấy, trong quan hệ giữa các Nhà nước với nhau, nơi mọi bên đều bình đẳng về quyền lực, pháp luật vẫn tồn tại. Các hiệp ước quốc tế và văn bản luật quốc tế là minh chứng rõ ràng cho điều này, cho thấy pháp luật không chỉ sự áp đặt từ trên xuống.

Slide4

Trong quan hệ hợp đồng dân sự, các bên tham gia thường là bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Họ tự nguyện thỏa thuận và thống nhất các điều khoản trong hợp đồng. Những nội dung tự nguyện thỏa thuân, thống nhất đó trở thành pháp luật, được đặt riêng cho các bên trong Hợp đồng. Hay như, trong  nhóm hội liên kết, từ những thành viên tự do không rằng buộc, họ tự xây dựng nội quy, thống nhất chung để vận hành nhóm, hội liên kết của mình.

Slide5

Và những, điều khoản hợp đồng, những thống nhất chung của nhóm hội đôi khi chẳng phải những quy tắc – nguyên lý gì cao sang, mà đơn thuần chỉ là những tình huống được dự liệu và những hành động được cam kết thực hiện trong tương lai khi phát sinh các tình huống được dự liệu. Cũng chẳng vì mục tiêu cao cả là điều chỉnh xã hội, mà họ chỉ đơn thuần là tạo sự liên kết, cân bằng giữa mục tiêu chung và nghĩa vụ riêng của từng thành viên.

Pháp luật có rằng buộc Nhà nước – Giai cấp thống trị trong xã hội? 

Nếu pháp luật chỉ là sự áp đặt từ trên xuống, thì liệu giai cấp thống trị có phải thực hiện pháp luật không?

Slide6

Ví dụ, pháp luật quy định rằng giết người phải bị trừng phạt. Khi xảy có hành vi giết người, Nhà nước có thể không thực hiện việc trừng phạt không?. Câu trả lời không. Nhà nước phải thực hiện việc trừng phạt.

Dưới góc độ này, rõ ràng Nhà nước cũng chịu sự ràng buộc của pháp luật.

Và, pháp luật không chỉ là công cụ áp đặt của Nhà nước mà còn là lời hứa, lời cam kết của Nhà nước trước xã hội, rằng sẽ thực hiện đúng những gì đã đặt ra trong pháp luật.

Như vậy, 

Pháp luật không phải chỉ là sự áp đặt của bên thống trị xuống bên bị thống trị. Nó còn là sự cam kết và lời hứa sẽ thực hiện đúng những nội dung mà mình đã đưa ra trước đó. Pháp luật là sự thống nhất để cân bằng giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, là công cụ để duy trì trật tự và công bằng trong xã hội.

Nó là một phần tất yếu, không thể thiếu đời sống xã hội. Nó đến tự nhiên, không chỉ vì mục tiêu kiểm soát, mà còn để thúc đẩy tính liên kết giữa các thành viên của cộng đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Đọc thêm

Cùng chủ đề