XÁC ĐỊNH HẠN MỨC SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

Date:

Share post:

Như đã trao đổi ở phần 1, công thức để tính tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được xác định bởi đơn giá tiền đất nông nghiệp nhân diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ hỗ trợ. Do vậy, tùy thuộc vào diện tích đất bị thu hồi mà số tiền hỗ trợ cũng lớn, nhỏ khác nhau.
Song, không phải mọi diện tích đất nông nghiệp đều được công nhận để để tính toán tiền hỗ trợ, mà chỉ có phần diện tích đất nằm trong hạn mức pháp luật quy định.

Hạn mức sử dụng đất là gì?

Trước hết các bạn có thể hiểu thuật ngữ “hạn mức” là mức giới hạn. Và tùy theo hoàn cảnh mà nó có nghĩa riêng như hạn mức giao đất nông nghiệp là mức diện tích đất nông nghiệp tối đa mà Cơ quan nhà nước có thể giao cho người sử dụng đất.
Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là mức diện tích đất nông nghiệp tối đa mà người sử dụng đất được Nhà nước và pháp luật công nhận việc sử dụng hợp pháp.
Hai hạn mức này có nghĩa hiểu và chế độ pháp lý hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:
Về vấn đề hạn mức giao đất nông nghiệp: theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 129[1], Luật Đất đai 2013 có quy định:
Khoản 1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối không quá 03 héc ta cho khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;không quá 02 héc ta cho tỉnh thành khác.
Khoản 2. Đối với đất trồng cây lâu năm thì hạn mức không quá 10 héc ta ở đồng bằng không quá 30 héc ta đối ở trung du, miền núi.
Khoản 3. Đất rừng gồm rừng sản xuất và phòng hộ thì hạn mức giao cũng không quá 30 héc ta.
Như vậy, với cơ chế nhà nước giao đất nông nghiệp (nói chung) thì hạn mức cao nhất theo luật định là 30 hecta, tức không quá 300.000m2 (1ha = 10.000m2). Tuy nhiên, có một số trường hợp mà hạn mức đất nông nghiệp có thể vượt hơn mức quy định của khoản 1, 2,3 Điều 129 mà vẫn được chấp nhận. Cụ thể khoản 4, Điều 129 quy định:
Khổ 1
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
các bạn đề ý các cụm đã từ gạch chân ở khổ 1) quy định: trường hợp giao nhiều loại đất gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy hải sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 hecta. Như vậy đã vượt mức 03 hecta ở Đồng bằng sông cửu Long và 02 hecta ở những tỉnh thành khác. Ok, bạn cũng hiểu như vậy?.
Khổ 2
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Đến phần đất trồng cây lâu năm (các bạn lại để ý tiếp đến cụm từ gạch chân ở khổ 2): trường hợp giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức không quá 05hecta với xã đồng bằng và không quá 25 hecta với xã trung du miền núi.
Theo các bạn hiểu thì phần diện tích 05 hecta và 25 hecta được quy định là phần diện tích đất giao thêm hay là tổng cả diện tích đất gồm cả đất đã được giao cộng thêm phần đất giao thêm??.
Nếu xét trong mối liên hệ với quy định của khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 129, Luật Đất đai 2013 thì hạn mức đất trồng cây lâu năm tối đa giao lần đầu đã là 10 héc ta ở đồng bằng 30 héc ta đối ở trung du, miền núi. Như vậy, phần diện tích 05 hecta và 25 hecta ở khổ 2 khoản 4 Điều 129 cần được hiểu là phần diện tích giao thêm.
Khi đó, hạn mức tối đa của đất trồng cây lâu năm một người sử dụng đất được giao có thể là: 15hecta đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long 55 hecta ở vùng trung du, miền núi tỉnh thành khác.
Khổ 3
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
ở khổ 3, khoản 4, Điều 129, Luật Đất đai 2013: Trường hợp giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta. Tức tối đa cũng được 55ha đất rừng sản xuất.
Tuy nhiên, đây là cách suy luận của cá nhân tôi thôi. Vì thực tế trong quá trình tôi đi làm, đã có Ủy ban xác định đó là tổng hạn mức được nhận gồm cả phần đã giao và giao thêm. Theo bạn đó là đúng hay sai?.

Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng quy định tại khoản 5, Điều 129, thì được giao cho hộ gia đình, cá nhân để đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối với hạn mức như quy định các trường hợp tại khoản 1, 2 và 3 Điều 129, Luật Đất đai 2013 vừa đề cập ở trên. Do không dẫn đến khoản 4, Điều 129 nên ở trường hợp này không có viêc giao thêm.

Bạn chú ý là phần đất trống, đồi núi trọc đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng được giao sẽ không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân hộ gia đình. Nói cách khác diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất thuộc nhóm chưa sử dụng thuộc hai hạn mức khác nhau. Để ví dụ cho bạn dễ hiểu:
Ví dụ: Một người ở khu vực miền núi, tỉnh Quảng Ninh sẽ được giao tối đa 30 hecta đất trồng cây lâu năm đã được sử dụng theo khoản 2, Điều 129.
Sau đó nếu được phê duyệt họ có thể được tiếp tục được giao thêm 25 hecta đất trồng cây lâu năm theo khoản 4, Điều 129.
Và nếu còn nhu cầu, thì họ vẫn tiếp tục được giao một diện tích tương tự (30 hecta) đối với phần đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng theo khoản 5, Điều 129.
Theo đó, họ có thể có quyền sử dụng đối với diện tích đất lên đến 85hecta (850.000m2). Sẽ có bạn thắc mắc là là phần đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng có được giao thêm theo khoản 4, Điều 129 không?. Thì do khoản 5, Điều 129 không viện dẫn đến khoản 4 Điều 129, nên kết luận không giao thêm vượt hạn mức đối với đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
Tương tự như vậy, đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng quy định tại khoản 6, Điều 129, hạn mức được giao thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 129. Trường hợp này, bạn thấy không, khoản 6 có dẫn đến khoản 4, khác với khoản 5 không dẫn đến khoản 4. Như vậy, đối với đất thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng được áp dụng việc giao thêm.
Khoản 7, Điều 129 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp tính hạn mức sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp ở địa bàn 02 xã, phường, thị trấntrở lên. Khi đó, cơ quan nơi giao đất phải gửi văn bản UBND nơi cá nhân hộ gia đình có hộ khẩu thường trú để phối hợp tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
Khoảng 8, Điều 129 Luật Đất đai 2013, có nội dung khẳng định diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129, trường hợp này là liên quan đến hạn mức sử dụng đất.

KẾT LUẬN

Như vậy, hạn mức giao đất là mức giới hạn tối đa Nhà nước được phép giao cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất. Bạn biết điều này để xác định được nhu cầu sử dụng đất và đề nghị Nhà nước giao đất theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thu hồi, thì có căn cứ đề nghị Nhà nước bồi thường hỗ trợ.
Vấn đề hạn mức sử dụng đất nông nghiệp: khác với hạn mức giao đất nông nghiệp của Nhà nước, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là mức diện tích tối đa bạn được phép sử dụng và Nhà nước công nhận việc sử dụng đó là hợp pháp.
Việc bạn sử dụng đất chỉ có đến từ hai căn cứ: một là được Nhà nước giao quyền sử dụng đất (đã phân tích ở phần trên) và hai là nhận chuyển chuyển từ một chủ thể khác không phải là nhà nước. Việc chuyển quyền là gọi chung cho các hoạt động: chuyển nhượng, thuê, thuê lại, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn, nhận khoán v.v..
Theo quy định của Điều 130, Luật Đất đai 2013, thì đối với trường hợp thứ 2 nhận chuyển quyền, thì diện tích đất bạn được phép nhận để sử dụng cũng không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013.
Quay lại với ví dụ:
Một người ở khu vực miền núi, tỉnh Quảng Ninh sẽ được giao tối đa 30 hecta đất trồng cây lâu năm đã được sử dụng theo khoản 2, Điều 129.
Sau đó nếu được phê duyệt họ có thể được tiếp tục được giao thêm 25 hecta đất trồng cây lâu năm theo khoản 4, Điều 129.
Và nếu còn nhu cầu, thì họ vẫn tiếp tục được giao một diện tích tương tự (30 hecta) đối với phần đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng theo khoản 5, Điều 129.
Áp dụng Điều 130, người đó tiếp tục được nhận chuyển nhượng từ người khác một diện tích tối đa là 300 hecta đất nữa (10 lần hạn mức tại khoản 2).
Bạn sẽ thắc mắc, nếu tôi đã sử dụng vượt quá cái hạn mức Nhà nước và pháp luật quy định thì sao? Hậu quả thế nào?. Sự thực thì bạn sẽ vẫn được sử dụng phần vượt quá thôi, có điều là sử dụng theo chế độ pháp lý nào. Cụ thể
Theo khoản 5, khoản 6, Điều 44[2], Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
Nếu việc nhận chuyển quyền mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
Nếu đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì tiếp tục sử dụng đất và phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần vượt hạn mức. Thuê đất với sử dụng như trong hạn mức là khác nhau đấy nhé. Nhưng xin hẹn các bạn ở bài phân tích về chế độ sử dụng đất thuê ở lần sau nhé.
Còn nếu bây giờ mới nhận chuyển quyền thì không được đâu.

TỐNG KỂT

Quay trở lại với mục đích ban đầu, là việc tính chế độ hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp tìm kiếm việc làm, khi bị thu hồi đất nông nghiệp, bạn cần chứng minh diện tích của mình nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức sử dụng đất nông nghiệp đã phân tích ở trên đây, khi đó mới được áp dụng để tính toán tiền hỗ trợ.
Trân trọng cảm ơn bạn đã chú ý đến bài nghiên cứu. Mọi ý kiến thắc mắc xin gửi về hòm thư: xuanlong.halong@gmail.com

 



[1] Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu nămcho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.
8. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.
[2] Điều 44. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bànnhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.
5. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
6. Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.
7. Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Bài Viết Liên Quan

Ranh giới thửa đất thực địa và tại hồ sơ: 3 vấn đề cần giải quyết

Ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng yên ổn. Việc sử dụng đất có Giấy chứng nhận...

TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỰ, VỤ

Tư vấn pháp luật từ xa thường được áp dụng cho các sự, vụ nhỏ lẻ, nhằm mục...

4 trọng yếu khi tư vấn Pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật cho Doanh nghiệp là việc liên tục cung cấp các quy định pháp luật...

Dự án chấp thuận chủ trương bởi Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất. Trong phạm vi thẩm...

Giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là các giao dịch kinh tế giữa các Doanh nghiệp có mối quan hệ...