THÀNH LẬP TRUNG TÂM GIA SƯ TẠI HẠ LONG

Date:

Share post:

Trên địa bàn thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, nhu cầu học tập ngoài giờ nhà trường của học sinh trung học ngày một tăng cao. Dẫn đến các trung tâm gia sư ra đời và phát triển nhanh chóng, với đủ quy mô, đủ loại chất lượng tràn ngập trên thị trường.
Không ít người kinh doanh vẫn sẵn sàng dấn thân, bởi đây là một cách làm giàu ổn định và là một dự án kinh doanh ít vốn. 
Tuy nhiên, những rào cản về mặt thủ tục pháp lý khi kinh doanh dịch vụ gia sư cũng đã phần nào gây khó khăn cho các bạn trẻ khởi nghiệp. Sau đây là những nội dung quy định của pháp luật về việc thành lập và tổ chức hoạt động một trung tâm gia sư. Cụ thể như sau:

Theo quy định của Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, hoạt động của trung tâm gia sự là hoạt động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông nhưng ngoài kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Theo đó, hoạt động dạy học phụ thêm được chia thành dạy thêm trong nhà trường dạy thêm ngoài nhà trường. Trong phạm vi bài viết này, ta chỉ quan tâm đến việc thành lập trung tâm gia tức dạy thêm ngoài nhà trường.

Các trường hợp cấp dạy thêm

Để tiến hành hoạt động dạy thêm, thì trước hết việc tổ chức dạy thêm phải không thuộc các trường hợp cấm dạy thêm. Cụ thể theo Điều 4, Thông tư 17 quy định: 
    • 1- Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
    • 2- Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.
    • 3- Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm các nội dung theo chương trình giáo dục phổ thông.
    • 4- Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập:a- Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêmngoài nhà trường;
    • b- Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo viên đó.

Người tham gia dạy thêm

Theo quy định của Điều 8, Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, người dạy thêm phải đáp ứng điều kiện:
  1. 1- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
  2. 2- Có đủ sức khoẻ.
  3. 3- Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
  4. 4- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
  5. 5- Được thủ trưởng cơ quan quản lý hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận các nội dung quy định tại khoản 3, khoản 4 điều này.
 Đối với người tố chức hoạt động dạy thêm
Người tổ chức hoạt động dạy thêm phải đảm bảo:
1- Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm theo quy định tại khoản 1, điều 8 quy định này.
2- Có đủ sức khỏe.
3- Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

Về cơ sở vật chất

1- Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.

2- Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.

3- Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu tại Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16/6/2011.

4- Bảng học được chống lóa; kích thước, màu sắc, cách treo bảng học đảm bảo các yêu cầu tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 18/4/2000.

5- Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh. 

 Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu nêu trên, thì người tổ chức hoạt động dạy thêm học thêm phải lập hồ sơ cấp phép tổ chức dạy thêm, gồm các tài liệu sau:

Hồ sơ cấp phép tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường

    • 1- Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, trong đó cam kết với Uỷ ban nhân dân cấp xã về thực hiện các quy định tại khoản 1, điều 6 quy định này;
    • 2- Danh sách trích ngang người tổ chứchoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
    • 3- Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm và có xác nhận theo quy định tại khoản 5, điều 8 quy định này;
    • 4- Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
    • 5- Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
    • 6- Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.
Sau khi xây dựng hồ sơ cấp đề nghị cấp phép theo quy định của pháp luật, thì người tổ chức dạy thêm nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết đinh việc cấp phép.

Thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm

1- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông.

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm hoặc uỷ quyền cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở .

Sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định của Pháp luât, Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ trong thời hạn 15 ngày rồi quyết định việc cấp phép hay không cấp phép. Trường hợp không cấp phép sẽ nêu rõ lý do.
Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và đại diện thực hiện thủ tục đăng ký thành lập trung tâm gia sư tại Hạ Long, Quảng Ninh. Với nội dung chi tiết như sau:

  1. 1- Tư vấn quy định của pháp luật về việc thành lập trung tâm gia sư hoặc trung tâm ngoại ngữ tại Quảng Ninh.
  2. 2- Tư vấn thẩm định khả năng thành lập trung tâm gia sư của khách hàng và đánh giá hồ sơ pháp lý của khách hàng.
  3. 3- Tư vấn và hỗ trợ xây dựng hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm gia sư của khách hàng.
  4. 4- Đại diện khách hàng để trực tiếp giao dịch, làm việc với cơ quan Nhà nước có liên quan để đăng ký thành lập trung tâm gia sư.
  5. 5- Nhận kết quả trả cho khách hàng.
Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
LUẬT SƯ PHỤ TRÁCH:
PHẠM XUÂN LONG
SĐT: 090.442.0809
 
 
 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
spot_img

Bài Viết Liên Quan

Bồi thường tai nạn lao động với 3 bên trách nhiệm

Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên trên thực tế nhiều...

THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ: TỐI ĐA TRÊN 3 NĂM

 Một vụ án hình sự, được bắt đầu bằng một Quyết định khởi tố vụ án và kết...

DỊCH VỤ TỐ TỤNG: 7 CÔNG VIỆC CỤ THỂ

Dịch vụ tố tụng là tổng thể các công việc thực tế của Luật sư sẽ thực hiện...

Ranh giới thửa đất thực địa và tại hồ sơ: 3 vấn đề cần giải quyết

Ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng yên ổn. Việc sử dụng đất có Giấy chứng nhận...

TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỰ, VỤ

Tư vấn pháp luật từ xa thường được áp dụng cho các sự, vụ nhỏ lẻ, nhằm mục...

Warning: Undefined array key "zalo_qr" in /home/luathoal/public_html/wp-content/plugins/sgd_web_setting/includes/contact-form.php on line 290