Tài sản công: 02 vấn đề quản lý và sử dụng

Date:

Share post:

TÀI SẢN CÔNG còn gọi là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước là chủ sở hữu của mọi tài sản công, song Nhà nước không phải là người trực tiếp sử dụng toàn bộ tài sản công. Tài sản công được Nhà nước giao cho các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức, đoàn thể khác v.v… trực tiếp quản lý, sử dụng.
Quyền sở hữu và quyền quản lý sử dụng tài sản công có sự tách rời. Để thực hiện vai trò chủ sở hữu tài sản công của mình, Nhà nước phải ban hành quy định về việc quản lý và sử dụng các tài sản công để buộc các cơ quan tổ chức có liên quan phải thi hành tránh thất thoát, lãnh phí tài sản của Nhà nước.
Và đó là một phần lý do mà LUẬT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG ra đời vào ngày 21/06/2017.

QUAN TÂM ĐẾN LUẬT QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG KHI NÀO?

Luật quản lý sử dụng tài sản công tưởng chừng chỉ là câu chuyện giữa các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà nước (Công quyền).
Tuy nhiên, dưới góc độ của một Luật sư tư vấn cho Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, nhận thấy trong quá trình đầu tư xây dựng các dự án có liên quan đến Nhà nước như: dự án đầu tư công, dự án hợp tác công tư PPP, Doanh nghiệp phải biết các quy định của Pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công. Đơn cử:
1- Bạn phải biết đâu là tài sản công, đâu là tài sản tư?
2- Các tài sản mang tính hỗn hợp như: công trình đầu tư xây dựng trong Dự án PPP thì khi nào tài sản hình thành từ dự án PPP trở thành tài sản công?
3- Quá trình đầu tư khai thác các kết cấu hạ tầng dịch vụ công như Sân bay, cầu cảng, đường bộ, thủy nội địa thì việc quản lý, sử dụng như thế nào trong trường hợp Doanh nghiệp được Nhà nước chuyển quyền khai thác?
4- Quy trình chuyển từ tài sản tư sang tài công và ngược lại là như thế nào? .v.v.
Đó là một trong nhiều lý do để Doanh nghiệp – trong quá trình hoạt động có liên quan đến tài sản công, dịch vụ công phải quan tâm đến Luật quản lý và sử dụng tài sản công.

TỔNG QUAN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG

Luật quản lý và sử dụng tài sản công 2017 có 134 điều, chia thành 10 chương, quy định về những nội dung chủ yếu sau đây:

1- Cơ chế pháp lý xác định tài sản công:

Tài sản công được định nghĩa là tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Và liệt kê thành 06 nhóm gồm:
1/. Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2/. Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
3/. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
4/. Tài sản công tại doanh nghiệp;
5/. Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;
6/. Đất đai và các loại tài nguyên khác.

2- Phân loại tài sản công

Dựa trên sự đan xen giữa của nhiều yếu tố (mục đích sử dụng, tổ chức quản lý sử dụng; căn cứ hình thành và dạng tài sản) mà tài sản công được phân thành 07 loại (Điều 4, Luật quản lý sử dụng tài sản công):
1/. Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
2/. Tài sản công là kết cấu hạ tầng
3/. Tài sản công tại Doanh nghiệp
4/. Tài sản công của Dự án sử dụng vốn Nhà nước
5/. Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
6/. Tiền thuộc ngân sách, quỹ tài chính và dự trữ ngoại hối Nhà nước
7/. Đất đai và tài nguyên
Ứng với mỗi loại tài sản công sẽ có một khung pháp lý về việc quản lý sử dụng riêng.

3- Các biện pháp khai thác tài chính từ tài sản công

Biện pháp khai thác tài chính từ tài sản công là những việc mà cá nhân tổ chức có thể làm để phát sinh tiền từ tài sản công. Gồm những công việc cụ thể sau:
1/. Giao quyền
2/. Cấp quyền
3/. Cho thuê tài sản
4/. Chuyển nhượng quyền khai thác, sử dụng tài sản công
5/. Sử dụng vào việc liên doanh, liên kết
6/. Thanh toán nghĩa vụ của Nhà nước
7/. Bán, thanh lý tài sản công

4- Vấn đề công khai và giám sát đối với tài sản công

khi nào phải công khai tài sản công? công khai những gì? ở đâu .v.v Và những ai, cá nhân tổ chức nào được thực hiện việc giám sát đối với tài sản công?.

5-  Vấn đề quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước liên quan

Của chính phủ như thế nào?
Của Bộ tài chính?
Các Bộ khác và cơ quan ngang bộ khác?
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp?

6- Dịch vụ về tài sản công. 

gồm các dịch vụ như: 1. Cung cấp thông tin, dữ liệu về tài sản công; 2. Dịch vụ lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản công; 3. Định giá, thẩm định giá tài sản công; 4. Dịch vụ cho thuê, bán, chuyển nhượng, thanh lý, tiêu hủy tài sản công; 5. Tư vấn về tài sản công.

Hệ thống các văn bản quy phạm về vấn đề quản lý sử dụng tài sản công

Đi kèm theo với Luật là các Nghị định và thông tư hướng dẫn chi tiết 05 nội dung chính nêu trên của Luật quản lý và sử dụng tài sản công 2017. Cụ thể:

  1. Nghị định 85/2018/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
  2. Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc thực hiện qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước
  3. Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt
  4. Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
  5. Nghị định 44/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không.
  6. Nghị định 43/2018/NĐ-CP quy định về việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
  7. Nghị định 29/2018/NĐ-CP về quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sảnxử lý đối tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
  8. Nghị định 167/2017/NĐ-CP về quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
  9. Nghị định 165/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng tài sản tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
  10. Quyết định 50/2017/QĐ-TTg về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.
  11. Nghị định 166/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công của cơ quan Việt Nam tại nước ngoài
  12. Nghị định 152/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp.
  13. Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công
  14. Nghị định 129/2017/NĐ-CP về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
  15. Thông tư 47/2018/TT-BTC hướng dẫn xác định giá cho thuê, giá khởi điểm để đấu giá cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông và thủy lợi.
  16. Thông tư 67/2018/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý, vận hành, trao đổi và khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
  17. Thông tư 37/2018/TT-BTC hướng dẫn về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.
  18. Thông tư 57/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
  19. Thông tư 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 
  20. Thông tư 144/2017/TT-BTC về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Bạn có thể tải toàn bộ văn bản pháp lý quy định việc quản lý và sử dụng tài sản công >>>>tại đây<<<<

Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho luatsutre.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img

Bài Viết Liên Quan

Ranh giới thửa đất thực địa và tại hồ sơ: 3 vấn đề cần giải quyết

Ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng yên ổn. Việc sử dụng đất có Giấy chứng nhận...

TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỰ, VỤ

Tư vấn pháp luật từ xa thường được áp dụng cho các sự, vụ nhỏ lẻ, nhằm mục...

4 trọng yếu khi tư vấn Pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp

Tư vấn pháp luật cho Doanh nghiệp là việc liên tục cung cấp các quy định pháp luật...

Dự án chấp thuận chủ trương bởi Thủ tướng

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu cơ quan hành chính cao nhất. Trong phạm vi thẩm...

Giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là các giao dịch kinh tế giữa các Doanh nghiệp có mối quan hệ...