1. Thời gian mở cửa và địa điểm trụ sở chính
Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa trụ sở chính đến cơ quan Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Địa chỉ trụ sở chính phải có thật trên bản đồ hành chính và phải thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp.
Đối với địa điểm kinh doanh, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi thông báo nơi đặt địa điểm đến phòng Đăng ký kinh doanh.
2. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh:
2. Công bố nội dung đăng ký kinh doanh:
Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc thay đổi, bổ sung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng lên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc một trong các loại báo viết, báo điện tử trong ba số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau:
Tên doanh nghiệp;
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;
Ngành nghề kinh doanh;
Vốn điều lệ, vốn pháp định;
Họ, tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy chứng thực cá nhân hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp;
Nơi đăng ký kinh doanh.
3. Biển hiệu doanh nghiệp:
Doanh nghiệp phải treo bảng hiệu tại trụ sở chính và trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Những hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp phải lưu trữ tại trụ sở chính:
Con dấu;
Điều lệ công ty, sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký chất lượng sản phẩm, văn bản bảo hộ quyền sỡ hữu công nghiệp, các giấy phép và giấy chứng nhận khác;
Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sỡ hữu tài sản của công ty;
Tài liệu, giấy tờ xác nhận quyền sỡ hữu tài sản của công ty;
Biên bản họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, các quyết định của doanh nghiệp;
Bản cáo bạch để phát hành chứng khoán;
Báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của cơ quan thanh tra, kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập;
Sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm.
5. Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Không cho thuê, cho mượn giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
Không viết thêm, tẩy xóa, sữa chữa nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
6. Sổ đăng ký thành viên:
Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký thành viên phải có các nội dung chủ yếu sau:
Tên, địa chỉ trụ sở chính;
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp đối với thành viên là cá nhân;
Tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức;
Gía trị góp vốn và phần vố góp của từng thành viên; thời điểm góp vốn; loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị từng loại tài sản góp vốn;
Chữ ký của thành viên là cá nhân hoặc của người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;
Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
7. Sổ đăng ký cổ đông
Công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản, tập dữ liệu điện tử hoặc cả hai loại này.
Sổ đăng ký cổ đông phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức;
Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.
Đối với cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó.
8. Tiến độ góp vốn:
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải góp đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết trong danh sách thành viên. Nếu việc góp vốn được thực hiện nhiều hơn một lần thì thời hạn góp vốn lần cuối của mỗi thành viên không quá 36 tháng, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung, thay đổi thành viên và mỗi lần góp vốn được cấp giấy xác nhận số vốn đã góp lần đó.
Trong thời hạn 15 ngày sau mỗi đợt góp vốn theo cam kết, người đại diện theo pháp luật của công ty phải báo cáo kết quả tiến độ góp vốn đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
9. Thực hiện góp vốn cổ phần
Công ty cổ phần trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;
Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;
Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;
Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.
10. Chuyển quyền sở hữu tài sản
Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
11. Ngành nghề kinh doanh
Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định phải có giấy phép kinh doanh, thì doanh nghiệp làm thủ tục trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp giấy phép kinh doanh.
Doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề tương ứng và việc sử dụng chứng chỉ hành nghề trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Doanh nghiệp không được sử dụng chứng chỉ hành nghề đã hết hạn; chứng chỉ hành nghề của một cá nhân để đăng ký kinh doanh tại 02 doanh nghiệp trở lên;
Doanh nghiệp không được bố trí người chưa có chứng chỉ hành nghề thực hiện nghiệp vụ mà quy định phải có chứng chỉ hành nghề;
Doanh nghiệp không đăng ký nhân sự thay thế người đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề.