 |
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp |
Bạn muốn thành lập doanh nghiệp. Bạn không làm một mình mà phải hợp tác với những nhà đầu tư khác để cùng góp vốn, thành lập một doanh nghiệp.
Bạn không muốn người hợp tác với mình thay đổi ý định hoặc có những tranh chấp bất đồng về việc triển khai thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp. Khi đó, bạn cần một thỏa thuận để rằng buộc trách nhiệm pháp lý của mỗi bên. Thỏa thuận được lập thành hợp đồng về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp.
Quy định của pháp luật về hợp đồng thành lập doanh nghiệp
Trong luật doanh nghiệp 2014 chỉ có một điều quy định về vấn đề này là Điều 19 mang tên: hợp đồng trước đăng ký doanh nghiệp, quy định:
1. Người thành lập doanh nghiệp được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp trước và trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì doanh nghiệp phải tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên hợp đồng có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký thành lập thì người ký kết hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này chịu trách nhiệm hoặc người thành lập doanh nghiệp liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.
Theo quy định của Điều 19, Luật doanh nghiệp 2014, thì người thành lập doanh nghiệp (cần được hiểu là tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia vào việc thành lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp) được phép ký các hợp đồng để phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp từ trước hoặc trong quá trình đăng ký doanh nghiệp.
Các hợp đồng này có thể có nhiều nội dung, phát sinh giữa những người thành lập doanh nghiệp hoặc với bên thứ 3 không tham gia vào việc thành lập doanh nghiệp (ví dụ như hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê dịch vụ làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hợp đồng tư vấn luật v.v.).
Và các loại hợp đồng này được pháp luật thừa nhận, buộc doanh nghiệp khi được thành lập phải kết thừa, tiếp tục thực hiện (khoản 2, Điều 19, Luật doanh nghiệp 2013).
Còn trường hợp doanh nghiệp không được thành lập thì những người thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoặc liên đới chịu trách nhiệm thực hiện (khoản 3, Điều 19, Luật Doanh nghiệp 2013).
Đây là cơ sở pháp lý để những nhà đầu tư tạo dựng lên hợp đồng thỏa thuận về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư có thành lập pháp nhân.
 |
luật sư tư vấn |
Về nội dung hợp đồng, pháp luật không có điều khoản quy định cụ thể, mà tôn trọng sự do thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm về pháp luật, thì việc xây dựng nội dung hợp đồng này cũng là vấn đề khó khăn với những người thành lập doanh nghiệp.
Thông thường hợp đồng thỏa thuận về việc thành lập doanh nghiệp, các bạn lên dự kiến ra những vấn đều sau đây để xây dựng nội dung thỏa thuận:
1/ Vấn đề mô tả Doanh nghiệp mà hai bên hướng đến thành lập. Gồm các vấn đề như lĩnh vực ngành nghề kinh doanh gì? Số lượng bao nhiêu thành viên? Địa điểm kinh doanh, trụ sở? số vốn và loại vốn dự kiến góp.
Thậm chí bạn cũng sẽ thỏa thuận luôn về vấn đề điều hành quản lý, hoạt động ban đầu của doanh nghiệp, ví dụ ai phụ trách mảng tài chính kế toán, ai phụ trách thị trường maketing, ai phụ trách quản lý điều hành quản trị nội bộ .v.v.. Và việc phân chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp dự kiến thành lập.
Những dự án, kế hoạch kinh doanh cụ thể mà Doanh nghiệp sau thành lập phải thực hiện.
2/. Vấn đề trách nhiệm của bên đi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và chi phí thực hiện. Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề có điều kiện, khu vực đặc thù hoặc gắn liền với việc đăng ký đầu tư một dự án .v.v thì việc đi đăng ký và chi phí đăng ký cũng là một khoản không nhỏ.
3/. Vấn đề họp bàn để xử lý những vấn đề phát sinh ngoài dự tính của các bên?.
4/. Vấn đề giao dịch và ký hợp đồng với bên thứ ba không tham gia thành lập?
5/. Vấn đề thay đổi hoặc hủy bỏ ý định về việc góp vốn, ngăn chặn, xử phạt hoặc buộc bồi thường thiệt hại .v.v.
6/. Các trường hợp, sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến việc thành lập doanh nghiệp.
7/. Vi phạm hợp đồng hoặc sự thiếu thiện chí tích cực khi thực hiện hợp đồng
8/. Trường hợp sử đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng
9/. Giá trị pháp lý của hợp đồng đối với Doanh nghiệp và các văn kiện do Doanh nghiệp ban hành.
v.v…
Đó là những vấn đề cơ bản để tạo lập một hành lang pháp lý bảo vệ cho những dự kiến, ý định của các bạn trong việc bỏ vốn đầu tư thành lập một doanh nghiệp.
Luật sư trẻ