Cảnh sát giao thông chỉ được dừng xe trong 5 trường hợp

Date:

Share post:

Bạn lưu thông trên đường, gặp Cảnh sát giao thông có tín hiệu dừng xe của bạn. Bạn thắc mắc không hiểu mình bị dừng xe có đúng không?
Về vấn đề này, Luatsutre xin được giải đáp tới bạn như sau:

Theo quy định của Điều 14[1] Thông tư 65/2012/TT-BCA, Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:
1. Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
 2. Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnhtổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
 3. Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề.
 4. Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự.
 5. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
 Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn, đúng quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động giao thông; khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Vậy khi bị dừng phương tiện, bạn hãy thử hỏi xem Cảnh sát giao thông dừng theo trường hợp nào trong 05 trường hợp nêu trên.
Trân trọng cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc tin này./.
Luật sư trẻ


[1]Điều 14. Các trường hợp được dừng phương tiện
1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;
b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;
c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;
d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;
đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

spot_img
spot_img

Bài Viết Liên Quan

Bồi thường tai nạn lao động với 3 bên trách nhiệm

Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn xảy ra, tuy nhiên trên thực tế nhiều...

THỜI HẠN TỐ TỤNG HÌNH SỰ: TỐI ĐA TRÊN 3 NĂM

 Một vụ án hình sự, được bắt đầu bằng một Quyết định khởi tố vụ án và kết...

DỊCH VỤ TỐ TỤNG: 7 CÔNG VIỆC CỤ THỂ

Dịch vụ tố tụng là tổng thể các công việc thực tế của Luật sư sẽ thực hiện...

Ranh giới thửa đất thực địa và tại hồ sơ: 3 vấn đề cần giải quyết

Ranh giới thửa đất bạn đang sử dụng yên ổn. Việc sử dụng đất có Giấy chứng nhận...

TƯ VẤN PHÁP LUẬT SỰ, VỤ

Tư vấn pháp luật từ xa thường được áp dụng cho các sự, vụ nhỏ lẻ, nhằm mục...

Warning: Undefined array key "zalo_qr" in /home/luathoal/public_html/wp-content/plugins/sgd_web_setting/includes/contact-form.php on line 290