Vốn góp trong doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng trong Doanh nghiệp. Từ vốn góp sẽ tính toán được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng thành viên/ cổ đông với Doanh nghiệp mà mình góp phần tạo lên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghĩ mơ hồ rằng vốn góp chỉ đăng ký cho có, không nộp cũng chẳng sao. Hoặc cứ có đăng ký là được hưởng quyền tương ứng với phần vốn đăng ký .v.v. Video này sẽ phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về vốn góp.
Vốn góp chỉ có thể bằng tiền
Theo quy định của Điều 35 Luật doanh nghiệp 2014, thì vốn góp có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá.
Theo quy định Điều 105 Bộ luật Dân sự
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; bất động sản và động sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai.
Như vậy, bạn có thể góp vốn bằng bất cứ tài sản nào có thể định giá được thành tiền. Ví dụ, có những trường hợp các bên định giá thời gian làm việc không lương trong khoản 1 thời hạn nhất định, và lấy giá trị đó để làm tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
Việc góp vốn chỉ cam kết “suông”
Thực tế, vốn góp là căn cứ quan trọng để tính toán quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng Thành viên đối với Công ty. Do vậy, việc thành viên không góp hoặc góp không đủ thì Doanh nghiệp phải tiến hành xử lý (có thể đăng ký giảm vốn, góp thay hoặc huy động thành viên mới).
Tuy nhiên, trong một số trường hợp quên xử lý, khi đó nếu phát sinh thiệt hại thì Thành viên không góp hoặc góp không đủ sẽ phải đối mặt với việc khởi kiện yêu cầu toàn bộ bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc không góp vốn đầy đủ vốn.
Việc bồi thường đôi khi có thể vượt qua cả giá trị vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Cái này được gọi là điểm phá vỡ trách nhiệm hữu hạn của Thành viên trong Công ty.
Không kiểm tra vốn thực góp của Chủ sở hữu
Thực tế, vốn tại thời điểm đăng ký chỉ là vốn cam kết. Các chủ sở hữu Doanh nghiệp có thời hạn nhất định để tiến hành việc thực góp vốn vào doanh nghiệp. Nhưng nhiều trường hợp, việc thực góp vốn bị quên, nên các chủ nợ, người có ý định mua bán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra việc thực góp trên sổ sách kết toán (thông thường là qua tài khoản 411).
Nhưng cũng nhiều trường hợp, kế toán trong Công ty hạch toán khống việc thực góp của chủ sở hữu vào Doanh nghiệp, khi đó phải căn cứ trên các quy định của kế toán để kiểm tra phát hiện và xử lý.
Đọc thêm:
Nhận vốn góp nước ngoài mà không làm thủ tục đăng ký đầu tư
Việc góp vốn của người nước ngoài doanh nghiệp hiện nay không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp khi nhận vốn góp nước ngoài (tại thời điểm mới thành lập; đã thành lập nhưng mua bán một phần hoặc thậm chí chỉ là ký hợp đồng hợp tác đầu tư (BCC) thì cũng cần phải quan tâm để tỷ lệ vốn góp nước ngoài với tổng vốn điều lệ trong Doanh nghiệp.
Trường hợp vượt quá tỷ lệ 51% hoặc dưới 51% nhưng ở một số ngành nghề kinh doanh hạn chế, thì Doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của Pháp luật Đầu tư.
Trân trọng./.